Ngày nay, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà quản lý phải đối mặt là giữ cho các thành viên trong nhóm gắn bó và có động lực. Động lực làm việc chính là chìa khóa thúc đẩy hiệu suất và hiệu quả làm việc của nhân viên đóng góp cho tổ chức. Hãy cùng MarketingWorks khám phá bí quyết tạo động lực làm việc cho nhân viên nhé!
Tại sao phải tạo động lực cho nhân viên?
Động lực lao động là năng lượng giúp nhân viên nỗ lực và tự nguyện hoàn thành công việc, nhằm đạt được mục tiêu cá nhân cũng như thành công của tổ chức. Tạo động lực cho nhân viên thúc đẩy họ dồn hết khả năng để thực hiện công việc được giao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, gia tăng mức độ hài lòng và sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức.
Khi người lao động mất đi động lực làm việc sẽ gây nên những tổn thất đáng kể về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Năng suất và hiệu quả công việc sẽ giảm một cách rõ rệt, họ không còn tha thiết hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đi kèm với biểu hiện đó là quyết định thay đổi công việc, rời khỏi công ty.
Vai trò của nhà quản lý lúc này chính là khơi dậy, đánh thức ý chí đang có sẵn trong mỗi nhân viên của mình để họ có thể tiếp tục chiến đấu. Vậy, làm thế nào để nhân viên lấy lại được động lực khi làm việc?
10 Tuyệt chiêu tạo động lực cho nhân viên
Cho phép nhân viên đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức
Động lực sẽ đến khi nhân viên cảm thấy họ là một phần không thể thiếu của tổ chức thông qua việc bản thân luôn được đóng góp ý kiến vào mục tiêu chung.
Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn thấy vai trò của mình đóng góp được gì cho nhóm và mục tiêu chung của công ty. Do đó, hãy để nhân viên của bạn được tham gia vào việc đặt mục tiêu làm việc, lên kế hoạch cho các mục tiêu lớn và đừng quên cho họ thấy được vai trò của bản thân trong quá trình thực hiện điều đó.
Giao tiếp hiệu quả và chia sẻ thông tin
Trong cương vị một nhà lãnh đạo, bạn cũng cần thường xuyên chia sẻ những nguồn thông tin mới để nhân viên của bạn có hướng đi đúng đắn, kịp thời so với luồng thông tin được cập nhật liên tục, kịp thời.
Là một vị lãnh đạo thì bạn cần cho nhân viên biết phương hướng mà công ty/ doanh nghiệp đang hướng tới. Mục tiêu mà bạn cần ở nhân viên của mình là kết quả công việc tốt.
Bằng cách thiết lập KPIs bài bản, đầy đủ để các nhân viên áp dụng, lấy đó làm mốc cần phải hoàn thành và vượt xa. Đồng thời, các vị lãnh đạo cũng cần phải thông báo kết quả áp dụng theo KPI hàng tháng sẽ giúp các nhân viên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch.
Cho và nhận thông tin phản hồi kết quả làm việc liên tục
Khi mọi vấn đề đang có xu hướng bị lệch hướng, bạn cũng đừng đổ lỗi cho bất cứ người nhân viên nào. Bạn hãy đặt ra câu hỏi cho bản thân mình rằng: "Tại sao...?" hoặc là "Làm thế nào để?"
Môi trường làm việc tốt, sếp tạo động lực cho nhân viên và điều kiện để bạn phát huy khả năng, sở trường của mình là điều mà ai cũng muốn có, nhưng tuy nhiên để bạn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ thì công việc đó cần phù hợp với trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm,... của mình.
Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên
Lắng nghe, tập trung và tôn trọng những nhu cầu của nhân viên là điều quan trọng mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng cần có. Khi các nhà lãnh đạo biết lắng nghe nhân viên thì sẽ hiểu hơn về những vấn đề mà họ đang gặp phải.
Tập trung vào vấn đề đang diễn ra sẽ giúp cho bạn có cơ hội hiểu được quá trình làm việc của nhân viên, tôn trọng nhu cầu của nhân viên đồng nghĩa với việc tôn trọng cách thức quản lý của mình đối với họ.
Mỗi nhân viên sẽ phù hợp với những phương pháp quản lý khác nhau
Một số nhân viên có thể cần hoặc muốn dẫn dắt và huấn luyện, trong khi những người khác yêu cầu ít hơn. Điều quan trọng là hiểu mỗi nhân viên và xác định cách tốt nhất để lãnh đạo họ.
>>> Xem thêm Bí quyết giữ chân nhân tài TẠI ĐÂY
Ghi nhận đóng góp của nhân viên dù nhỏ hay lớn
Ghi nhận và khen thưởng chính là hành động cơ bản nhất để tạo động lực cho nhân viên. Hãy dành thời gian để ghi nhận và khen thưởng khi nhân viên của bạn có sự đóng góp cho tổ chức dù lớn hay nhỏ.
Đồng thời, bạn cũng nên khuyến khích nhân viên ghi nhận và khen thưởng lẫn nhau để tạo nên văn hóa chung của tổ chức.
Cùng nhân viên vượt qua khó khăn
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có lúc gặp khó khăn. Việc của một nhà quản lý lúc này không phải là trịch thượng cuống quýt hay cả ngày chỉ cau có để sai khiến những nhân viên của mình phải làm như thế này hay thế kia.
Bạn cần hòa mình vào nhân viên, cùng nhân viên làm việc và giải quyết những khó khăn trong quá trình làm việc. Rất nhiều nhà lãnh đạo đã khéo léo khơi dậy ý chí mạnh mẽ tập trung vào công việc cho rất nhiều nhân viên.
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo
Quản lý phải nhận ra rằng phần lớn các sáng kiến đến từ các nhân viên liên quan trực tiếp. Họ là những người đang trực tiếp sản xuất các sản phẩm hoặc thiết kế các dịch vụ, những người giao dịch với khách hàng và những người đang giải quyết vấn đề hàng ngày. Như vậy, thúc đẩy đổi mới sáng tạo là cần thiết để tạo động lực cho nhân viên.
Trao quyền cho nhân viên
Một trong các kỹ năng tạo động lực cho nhân viên mà các nhà quản trị cần phải có đó là “trao quyền”. Có nghĩa là cho phép nhân viên của mình tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao.
Khi được trao quyền, nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao. Từ đó họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cũng như chứng minh năng lực của mình đối với cấp trên.
Tuy nhiên hình thức trao quyền được dựa trên sự tin tưởng, vì thế bạn phải có niềm tin vào khả năng của nhân viên cũng như chấp nhận với rủi ro không may đem lại. Hình thức trao quyền này thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng vì vậy đây là một trong các cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tạo cơ hội để nhân viên phát triển
Nhân viên gắn bó với doanh nghiệp không đơn giản chỉ vì lương mà còn ở cơ hội để họ phát triển kỹ năng chuyên môn.
Điều này thực chất còn quan trọng hơn mức lương hậu hĩnh được trả hàng tháng bởi nó sẽ tạo nên động lực làm việc mỗi ngày. Hãy cung cấp cho nhân viên của mình các buổi tọa đàm hay workshop chia sẻ kỹ năng chuyên môn hàng tháng để bản thân đang được học hỏi và phát triển mỗi ngày.
Một số lưu ý khi tạo động lực cho nhân viên
Khi nhân viên làm việc đơn giản chỉ vì tiền lương thì họ sẽ không có động lực để đạt được tiềm năng cao nhất của mình. Với nhân viên như vậy, dù bạn có làm bao nhiêu cách để truyền động lực đến cho họ thì cũng không thể đạt hiệu quả cao nhất.
Cách tốt nhất là bạn nên tuyển dụng nhân viên thật kỹ ngay từ vòng phỏng vấn. Người xứng đáng nên là người làm việc vì đam mê và có trách nhiệm với công việc bản thân sẽ đảm nhận.
Để nhanh chóng tiếp cận được nguồn ứng viên tiềm năng, bạn có thể tham khảo những trang web việc làm để hỗ trợ đăng tuyển. Với việc tuyển dụng nhân sự Marketing bạn có thể tham khảo website tuyển dụng marketingworks.vn. Kết nối Nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được ứng viên Marketer chất lượng, phù hợp với doanh nghiệp.
>>> Đăng ký tạo tài khoản Nhà tuyển dụng trên MarketingWorks TẠI ĐÂY
Kết luận
Doanh nghiệp có phát triển hay không nhờ vào một phần quan trọng của nhân viên. Nhân viên là lực lượng nòng cốt giúp công ty phát triển, thực hiện kế hoạch do cấp trên đưa ra. Việc tạo động lực cho nhân viên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhà quản lý.
Hy vọng rằng những thông tin MarketingWorks chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả và gắn bó với tổ chức.