Seo là gì? Seo và Lộ trình phát triển sự nghiệp

ContentAdmin
23/12/2021
img

Cùng với sự phát triển của marketing online thì nghề SEO là một nghề đang “hot” ở Việt Nam vài năm trở lại đây và có mức thu nhập cao. Vậy bạn có biết SEO là gì? Công việc của một nhân viên SEO làm gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu nhé!

Seo là gì?

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web hoặc Marketing Online, ít nhiều gì thì bạn đã nghe tới các thuật ngữ về SEO và nhiều người còn khuyên bạn phải làm SEO cho website thì mới có khả năng cạnh tranh, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Vậy rốt cuộc SEO là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được thành công trong SEO?

SEO la gi

SEO là viết tắt của "Search Engine Optimization" là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả tìm kiếm (phổ biến như Google, Bing, Yahoo). Các phương pháp chính gồm việc tối ưu hóa Onpage và Offpage.

Seo làm gì?

Nếu nói đến nghề SEO phải làm những gì? Thì có thể kể sơ bộ là gồm 2 phần. Đó chính là Seo Onpage và Seo Offpage.

Seo lam gi?

  • Seo onpage là những thứ bạn làm được trên trang web cần seo của bạn. Những thứ tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện, các thẻ html...
  • Seo offpage là những thứ bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về website của bạn, đi social,.... Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư dả thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó. Bởi vì mỗi phần bên trong sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như khái niệm cần biết tới. Cưỡi ngựa xem hoa thì nhanh, mà hiểu để vận dụng thì cần biết sâu và kỹ.

Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,...). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các bài viết trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ.

Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích lựa chọn từ khóa để viết bài nếu như công ty đó không có người thực hiện công việc này.

Còn nếu như công ty đó có nhân viên viết bài hay còn gọi Content hay Copywriter thì họ sẽ viết bài dựa theo từ khóa và tiêu đề của người này đã phân tích qua.

Trách nhiệm chính của Seoer thì phải đẩy website cụ thể là các bài viết trên đó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là Google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.

>>> Tham khảo các Job việc làm SEO chi tiết TẠI ĐÂY

Mô tả công việc SEO

Ban mo ta cong viec SEO

Bản mô tả công việc vị trí Trưởng nhóm Seo-Marketing tại Công ty Dentmark (Nguồn: marketingworks.vn)

>>> Tham khảo các Job việc làm Trưởng nhóm SEO tại Công ty Dentmark chi tiết TẠI ĐÂY

Trách nhiệm công việc

Là người quản lý các hoạt động SEO như xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và link building để tăng thứ hạng công ty trên các trang tìm kiếm chính.

Nội dung công việc

  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
  • Phối hợp với bộ phận Kỹ thuật để xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO (hoặc đưa ra các đề xuất thay đổi nhằm cải thiện SEO cho website)
  • Lập kế hoạch và triển khai seo website theo từng giai đoạn 
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
  • Biên tập tối ưu hóa bài viết trên website
  • Xây dựng và triển khai chiến lược Backlink
  • Xây dựng website vệ tinh
  • Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
  • Liên tục theo dõi, phân tích và tối ưu hiệu quả SEO
  • Báo cáo hiệu quả SEO trực tiếp cho trưởng phòng Marketing hoặc trưởng phòng Digital Marketing
  • Nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các phương thức SEO an toàn, hợp lý

KPI công việc

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
  • Engagement metrics (Time on site, bounce rate, pages per visit)
  • Click-through rate
  • Keywords ranked by Google
  • Pages ranked by Google
  • Backlinks và referring domains
  • Domain Authority / Page Authority

ASK - Đánh giá năng lực nhân sự SEO 

ASK danh gia nhan su SEO

Thái độ / Tính cách

  • Tự học, tự trau dồi
  • Cầu tiến học hỏi
  • Chịu khó chăm chỉ
  • Kỹ năng đối mặt với áp lực
  • Tư duy đặt khách hàng làm trung tâm

Kỹ năng

  • Nghiên cứu & Phân tích từ khóa
  • Quản trị hệ thống website
  • Copywriting
  • Google Adwords
  • Photoshop
  • Google Analytics
  • Google Webmaster Tools
  • Quản lý dự án SEO
  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Năng lực giải trình
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Làm việc độc lập và đội nhóm

Kiến thức chuyên môn

  • Kiến thức SEO tốt
  • Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
  • Hiểu biết về lĩnh vực sản phẩm
  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT, TMĐT, tin học ứng dụng
  • Kiến thức về HTML và CSS, Javascript, PHP là một lợi thế

>>> Tham khảo Bộ tài liệu tuyển dụng nhân sự SEO chi tiết TẠI ĐÂY 

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự SEO

Tieu chi danh gia nhan su SEO

Đánh giá chất lượng chuyên môn công việc

Mục tiêu trách nhiệm:

Là triển khai các hoạt động seo website, gia tăng lượng traffic tìm kiếm tự nhiên từ Google.

Chi tiết công việc:

  • Xây dựng định hướng onpage, offpage, traffic, backlink và content
  • Tối ưu hóa hệ thống kỹ thuật, nghiên cứu, đánh giá thị trường để tăng Traffic
  • Báo cáo hiệu quả hoạt động SEO

Kỹ năng chuyên môn:

  • Phân tích thị trường
  • Tinh tế, trách nhiệm, cẩn thận, ham học hỏi, chăm chỉ.
  • Thành thạo các công cụ SEO: Webmaster Tools, Google Analytics, Ahref, 
  • Keyword Planner, keywordtool.io
  • Quản trị hệ thống website/forum

Kết quả đạt được:

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
  • Engagement metrics (Time on site, bounce rate, pages per visit)
  • Click-through rate
  • Keywords ranked by Google
  • Pages ranked by Google
  • Backlinks và referring domains
  • Domain Authority / Page Authority

Thời gian thực hiện: 

Chấm điểm dựa trên kế hoạch và thực tế triển khai.

Kết quả thực hiện:

Là những gì nhân sự làm được so với mục tiêu ban đầu xây dựng kế hoạch.

Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp

Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc

Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người

Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban

Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng

Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra

Lộ trình thăng tiến và mức lương các vị trí SEO

Lo trinh thang tien nhan su SEO

Seo Junior

Đầu tiên, mức lương của một Seo Junior sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng. Tùy từng lĩnh vực ngành nghề và công ty, doanh nghiệp mà mức lương Seo Junior sẽ có sự thay đổi đôi chút. 

Vị trí Seo Junior không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng. Điều quan trọng là bạn có tinh thần ham học hỏi và mong muốn phát triển để có thể lĩnh hội được từ các bậc tiền bối trong nghề SEO. 

So sánh mặt bằng chung, mức lương các vị trí SEO, từ vị bắt đầu như Seo Junior đang có xu hướng cao hơn so với các ngành nghề khác.

>>> Tham khảo mức lương Seo Junior các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Seo Senior

Sau một thời gian tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm trong nghề SEO ở vị trí Junior (khoảng từ 1-2 năm) bạn có thể cân nhắc lên vị trí Seo Senior. Khoảng thời gian này có thể rút ngắn tùy thuộc vào mức độ lĩnh hội của bạn trong nghề. 

Trên thực tế, rất khó có thể xác định chính xác mức lương cố định của một chuyên viên SEO. 

Tuy nhiên, theo khảo sát các Job tuyển dụng vị trí này trên Marketing Works thường dao động ở 2 khoảng lương: từ 8-10 triệu đồng/tháng10-15 triệu đồng/tháng

>>> Tham khảo mức lương Seo Senior các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Trưởng nhóm Seo

Vị trí trưởng nhóm Seo đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên sâu về Seo, nắm chắc kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, bạn cần phải có khả năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm, sắp xếp công việc và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong team một cách hợp lý.

Ở vị trí này bạn cần có từ 2-5 năm kinh nghiệm.

Mức lương ở vị trí trưởng nhóm Seo trên MarketingWorks đang dao động từ 10-15 triệu/tháng (chiếm 33%); từ 15-30 triệu/tháng (chiếm 67%).

>>> Tham khảo mức lương Trưởng nhóm SEO các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí SEO

Bo cau hoi phong van SEO

Điều gì làm công cụ tìm kiếm trang web được Google đánh giá là thân thiện? 

Đáp án nên có: Cấu trúc url tối ưu và trùng title onpage, Từ khóa , Chất lượng Nội dung, các thẻ header H1, H2, H3 trong bài viết, Thẻ title và mô tả, Sitemap.

Bạn tiếp cận quy trình nghiên cứu từ khóa như thế nào? 

Đáp án nên có: Dùng Keywords Planner , Dùng Keywordtool.io , Đoán và khám phá thêm trên công cụ Google Search.

Bạn đo lường hiệu quả SEO như thế nào?

Đáp án nên có: Số lượng từ khóa lên Top, Tăng lượng truy cập / Traffic, Tăng số lượng liên kết.

Bạn thường xuyên sử dụng các công cụ triển khai dự án SEO nào? 

Đáp án nên có: Keywords Planner, Ahref, Keywordtool.io, Serprobot, Google Analytics.

Backlink là gì? Và tại sao cần phải xây dựng liên kết? 

Đáp án nên có: Là liên kết từ nguồn bên ngoài với trang web + Xây dựng liên kết mục đích là để tăng sự uy tín nội dung của website nhằm cải thiện kết quả tìm kiếm. 

Đã bao giờ chiến lược SEO của bạn không thành công như bạn kì vọng chưa? Lí do theo bạn là gì? 

Đáp án nên có: Nội dung kém chất lượng, Backlink chất lượng ít, Thời gian triển khai hạn chế.

Kinh nghiệm phối hợp với các vị trí khác trong phòng Marketing của bạn như thế nào? Đã từng có vấn đề gì xảy ra chưa và bạn giải quyết nó như thế nào?

Đáp án nên có: Hỏi sự linh hoạt, tính trung thực trong vấn đề chia sẻ quy trình phối hợp làm việc.

Kết luận

Để thành công trong nghề SEO cần phải kiên trì, trải nghiệm với nó và không bao giờ bỏ cuộc, phải nỗ lực cố gắng đến cùng. Cơ hội trở thành Seoer ngày càng mở rộng đối với nhiều bạn trẻ trong thời điểm hiện nay. Để có thể làm việc trong lĩnh vực này không khó, nhưng để đạt được đỉnh cao sự nghiệp thì không hề dễ dàng.

Vì vậy từ những kiến thức về nghề SEO trong bài viết này, MarketingWorks hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con đường sự nghiệp mà một Seoer phải trải qua. Từ đó bạn sẽ biết phải làm gì để từng bước thăng tiến trong sự nghiệp.

Hồng Yến

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326