Design là gì? Design và Lộ trình phát triển sự nghiệp

ContentAdmin
29/12/2021
img

Hiện nay, designer đang là công việc hấp dẫn và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Sự hấp dẫn của ngành nghề này không chỉ bởi vì sự linh hoạt thời gian mà còn bởi vì mức thu nhập luôn ở trong danh sách các việc làm tốt nhất. Vậy làm Design là làm gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu nhé! 

Design là gì?

Ai cũng biết rằng “design” có nghĩa là “thiết kế”, tuy nhiên chúng ta hãy thử phân tích khái niệm này thật kỹ càng xem sao nhé!

Theo như từ điển, động từ “design” được định nghĩa là “decide upon the look and functioning of (a building, garment, or other object), by making a detailed drawing of it“, dịch ra có nghĩa là “chọn lựa hình dáng bên ngoài và chức năng của một tòa nhà, một bộ trang phục hoặc vật thể nào khác… bằng cách tạo ra một bản vẽ chi tiết về nó”. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì “design” là việc tạo dựng ý tưởng về một thứ gì đó nhằm mục đích biến nó thành một sản phẩm hoàn chỉnh, mang đậm dấu ấn riêng.

Design la gi

Design là gì? 

Tìm hiểu sâu xa hơn về nguồn gốc của từ “design” trong tiếng Anh, chúng ta sẽ nhận ra rằng gốc của nó là từ “designare” trong tiếng La-tinh. Nó có nghĩa là “vẽ” và cũng mang một ý nghĩa khác là “có ý tưởng, ý định”. Nhiều người tin rằng từ “design” trong xã hội hiện đại là sự kết hợp hoàn hảo của cả 2 yếu tố này! Thiết kế chính là việc lên ý tưởng và vẽ ý tưởng đó lên mặt giấy, đúng không nào?

Nghề Designer là gì?

Một khi đã tìm hiểu về khái niệm design là gì thì chúng ta cũng nên lý giải luôn xem “designer” có nghĩa là gì. 

Nghe Design la gi

Nếu “design” là động từ chỉ việc thiết kế thì “designer” chính là danh từ chỉ người thiết kế hay chúng ta còn gọi họ là “nhà thiết kế”. Họ là những người sử dụng óc sáng tạo vô biên để tạo ra các ý tưởng, phác thảo chúng lên mặt giấy hoặc trên màn hình máy tính; sau đó biến chúng thành những sản phẩm có thật, những thứ có giá trị thiết thực và hữu ích.

Designer cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, ví dụ như: fashion designer (nhà thiết kế thời trang), graphic designer (thiết kế đồ họa), website designer (thiết kế website), logo designer (thiết kế logo), game designer (thiết kế game)… Tùy vào thế mạnh và sự yêu thích cá nhân mà người làm nghề thiết kế sẽ chọn cho mình con đường thích hợp nhất!

>>> Tham khảo các Job việc làm Designer chi tiết TẠI ĐÂY

Mô tả công việc Designer

Ban mo ta cong viec Design

Bản mô tả công việc Nhân Viên Designer Senior tại Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Babies (Nguồn: marketingworks.vn)

>>> Tham khảo các Job việc làm Designer Senior tại Babies chi tiết TẠI ĐÂY

Trách nhiệm công việc

Phụ trách thiết kế đồ họa, các ấn phẩm truyền thông cho khách hàng và công ty.

Nội dung công việc

  • Thiết kế sản phẩm phục vụ cho việc quảng cáo online và các kênh truyền thông: banner, cover photo, ảnh động flash, infographic, email marketing, etc.
  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Thiết kế các ấn phẩm phục vụ truyền thông Offline: Poster, Brochure, catalogue, profile, Folder, bao thư, namecard, hình ảnh layout 2D và 3D, standee, banner, backdrop, bandroll, thư mời, tờ rơi, tờ gấp, voucher, các banner để trang trí văn phòng.
  • Làm các video dạng animation và làm sub cho video để quảng cáo.
  • Triển khai, giám sát việc sản xuất thành phẩm (in và gia công).
  • Hỗ trợ công việc của các bộ phận khác như Nhân Sự, Kinh doanh, Event.
  • Thiết kế giao diện web và ứng dụng phần mềm (đối với Agency).
  • Thiết kế cải tiến UI / UX để cải thiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ.
  • Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty. 

KPI công việc

  • Tỷ lệ nhấp chuột trên số lượt hiển thị hình ảnh, view video
  • Tỷ lệ hoàn thành đúng deadline
  • Số lượng ấn phẩm hoàn thành hàng tháng
  • Số điểm Klout (Klout Score)
  • Tỷ lệ đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)

ASK - Đánh giá năng lực nhân sự Design

Ask - Danh gia nang luc nhan su Design

Thái độ / Tính cách

  • Năng lực sáng tạo và đổi mới
  • Chịu được áp lực
  • Học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng để hỗ trợ công việc
  • Bền bỉ, kiên trì
  • Chủ động đưa ra nhiều ý tưởng
  • Có style thiết kế trẻ trung, dễ thương
  • Ý thức, tự giác, trách nhiệm với mỗi sản phẩm

Kỹ năng

  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Tiếp thu và diễn giải, truyền đạt ý tưởng tốt.
  • Thành thạo các phần mềm: Photoshop CC, Illustrator CC, Indesign CC. CorelDraw, 3Ds Max
  • Sự độc đáo
  • Sự sáng tạo và giàu ý tưởng
  • Mắt thẩm mỹ và tinh tế
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Kiến thức chuyên môn

  • Tốt nghiệp ngành Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa
  • Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
  • Có kiến thức về UI, UX.
  • Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
  • Có sự hiểu biết về màu sắc

>>> Tham khảo Bộ tài liệu tuyển dụng nhân sự Design chi tiết TẠI ĐÂY

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự Design

Tieu chi danh gia nang luc nhan su Design

Đánh giá chất lượng chuyên môn công việc

Mục tiêu trách nhiệm:

Phụ trách thiết kế đồ họa, các ấn phẩm truyền thông cho khách hàng và nội bộ công ty.

Chi tiết công việc:

  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm truyền thông cho doanh nghiệp
  • Với Agency thì xây dựng ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho doanh nghiệp

Kỹ năng chuyên môn:

  • Sáng tạo giàu ý tưởng
  • Thành thạo các công cụ thiết kế Photoshop, Illustrator, Indesign, CorelDraw, 3Ds Max, Premier
  • Mắt thẩm mỹ và tinh tế

Kết quả đạt được:

  • Tỷ lệ nhấp chuột trên số lượt hiển thị hình ảnh
  • Tỷ lệ hoàn thành đúng deadline
  • Số lượng ấn phẩm hoàn thành hàng tháng
  • Số điểm Klout (Klout Score)
  • Tỷ lệ đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)

Thời gian thực hiện:

Chấm điểm dựa trên kế hoạch và thực tế triển khai.

Kết quả thực hiện:

Là những gì nhân sự làm được so với mục tiêu ban đầu xây dựng kế hoạch.

Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp

Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc

Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người

Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban

Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng

Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra

Lộ trình thăng tiến và mức lương các vị trí Design

Lo trinh thang tien Design

Thực tập sinh Designer

Thực tập sinh Designer thường là các bạn sinh viên, những người chưa có kinh nghiệm nên mức lương thường ở vị trí thấp nhất trên lộ trình nghề nghiệp Design. 

Mức lương này sẽ có sự chênh lệch khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển, địa điểm làm việc.

Ví dụ: Làm việc trong các doanh nghiệp chuyên thiết kế đồ họa thì mức lương sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp khác, làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ tiếng Anh tốt sẽ có mức thu nhập cao hơn và hấp dẫn hơn cho người lao động hiện nay.

Lương của Thực tập sinh Designer thường dao động từ: 1-5 triệu/tháng

>>> Tham khảo mức lương thực tập sinh Designer các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Junior Designer

Sau một thời gian tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm trong nghề Design (từ 1-2 năm) bạn chính thức trở thành Junior Designer. Ở vị trí này, bạn được giao nhiều nhiệm vụ và đảm nhận đầu mục công việc quan trọng như: 

  • Thực hiện trao đổi và thống nhất với khách hàng về ý tưởng và bản phác thảo thiết kế
  • Thực hiện và chỉnh sửa các bản thảo đó đúng với yêu cầu
  • Thống nhất giá và bàn giao lại sản phẩm đồ họa cho khách hàng.

Thời gian này bạn vẫn phải cần rất nhiều sự trợ giúp để có thể hoàn thành và giải quyết những khó khăn gặp phải trong công việc. 

Mức lương ở vị trí này thường dao động từ 8-10 triệu/tháng

>>> Tham khảo mức lương Junior Designer các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Senior Designer

Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 4-5 năm, bạn được cân nhắc lên vị trí Senior Designer. Ở vị trí này bạn không chỉ là người sáng tạo, thực thi công việc mà còn là người đưa ra quyết định và  định hướng phát triển cho cả phòng thiết kế. 

Giống như đầu nhọn của mũi tên, Senior Designer sẽ đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp và áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer chính là bao gồm mọi thứ, từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện... 

Nói chung là tất cả. Bạn cũng sẽ là người quyết định kế hoạch design của mình đi theo xu hướng nào, phong cách nào và kiểm soát toàn bộ dự án sáng tạo đó.

Do yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng khá cao nên mức lương cũng tương xứng với công sức bỏ ra.

Mức lương Senior Designer thường dao động: từ 10-15 triệu/tháng

Tuy nhiên, mức lương vị trí này cũng có sự khác nhau ở từng địa điểm. Thường thì mức lương tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ cao hơn so với các tỉnh lẻ hiện nay.

>>> Tham khảo mức lương Senior Designer các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY

Creative Director

Creative Director - Vị trí Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Đây cũng là một trong vị trí rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hay bất cứ bộ phận thiết kế nào, là yếu tố then chốt trong quá trình lên sản xuất và phát triển sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của một Creative Director đó là định hướng, phát triển kế hoạch xây dựng sản phẩm hay thương hiệu và hướng dẫn đội ngũ của mình thực hiện theo những kế hoạch đó.

Vị trí Creative Director thường được đề bạt và cân nhắc từ nhân sự trong công ty. Tuy nhiên, không chỉ bộ phận Design mà cả giám đốc nội dung cũng được đề cử để đảm nhận vị trí này. 

Số năm kinh nghiệm cần có ở vị trí này là từ 9-10 năm

Lương hàng tháng: 30 – 50 triệu

Bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí Designer

Bo cau hoi phong van Designer

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình? 

Đáp án nên có: Bạn là ai? Đến từ đâu? Bạn học trường gì? Bạn có những kỹ năng gì để đáp ứng công việc này?

Kinh nghiệm làm việc của Bạn? Quá trình làm việc vừa qua, bạn thấy đây là công việc như thế nào? 

Đáp án nên có: Quá trình thực tập, hoặc quá trình làm việc công ty cũ, mục tiêu nghề, sự sáng tạo và đam mê nghệ thuật. 

Theo bạn một Graphic Designer cần có những kỹ năng nào? Và kỹ năng nào là quan trọng nhất? 

Đáp án lời nên có: Kỹ năng sáng tạo, tưởng tượng, làm việc nhóm, sắp xếp thời gian công việc, làm chủ các công cụ thiết kế ảnh và video như photoshop, ai, Corel Draw, Premier, 3DsMax... 

Kỹ năng quan trọng nhất với 1 designer: Tất cả các kỹ năng trên đều quan trọng khi kết hợp tốt các kỹ năng trên thì sản phẩm thiết kế ra sẽ hoàn hảo nhất. 

Sản phẩm thiết kế được tạo ra để phục vụ khách hàng, nếu như khách hàng không ưng sản phẩm thì Bạn sẽ xử lý như thế nào? 

Câu trả lời nên có: Xin lỗi khách hàng, trao đổi làm rõ thêm về yêu cầu thiết kế ban đầu về concept, màu sắc nhận diện của cty, nếu sai chỗ nào thì Designer sẽ sửa, còn nằm ngoài phạm vi yêu cầu thì sẽ xin ý kiến chỉ đạo từ cán bộ phụ trách trực tiếp.

Bạn nhận yêu cầu thiết kế một sản phẩm truyền thông thì bạn sẽ lên ý tưởng thiết kế cho mấy concept để lãnh đạo duyệt? 

Câu trả lời nên có: Từ 2, 3 thiết kế ấn phẩm truyền thông. 

Bạn có biết sản phẩm của Công ty chuyên thiết kế những mảng nào không? 

Câu trả lời: Ứng viên phù hợp nếu họ biết tìm hiểu về văn hóa của doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng, công việc sẽ làm tại công ty.

Kết luận

Bước sang thập kỷ mới, ngành design vẫn đang trên đà tăng trưởng và nhu cầu tuyển dụng designer vẫn luôn ở mức cao, thu hút nhân lực. Đây là cơ hội cũng như là thách thức để chinh phục một công việc mang nhiều tính sáng tạo, nhiều đam mê, nhiều sự linh hoạt và nhiều khả năng để thăng tiến trên con đường nghề nghiệp. 

Vì vậy từ những thông tin về lộ trình thăng tiến của Design trong bài viết này, MarketingWorks hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con đường sự nghiệp mà một Designer phải trải qua. Từ đó bạn sẽ biết phải làm gì để từng bước thăng tiến trong sự nghiệp.

Hồng Yến

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326