Công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen và hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của nghề Digital Marketing. Lĩnh vực đầy mới mẻ này thu hút sự quan tâm của đông đảo người trẻ, đồng thời cũng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Vậy Digital Marketing là gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu nhé!
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (tiếp thị số) là các hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ dùng những nguồn lực và cách thức sử dụng kĩ thuật số để kết nối với người dùng khi họ lên mạng từ chính website cho đến những nguồn tài nguyên online mang thương hiệu của doanh nghiệp như quảng cáo trực tuyến, marketing qua email.
Mục tiêu của digital marketing là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin với khách hàng và tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp.
Khái niệm Digital Marketing là gì?
Điểm khác biệt lớn nhất của digital marketing với hình thức marketing truyền thống giữa thời buổi mạng internet bùng nổ như hiện nay là digital marketing sử dụng internet như một công cụ cốt lõi không thể thiếu (Asia Digital Marketing Association).
Làm Digital Marketing là làm gì?
- Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm
- Báo cáo hiệu quả của các thủ thuật SEO áp dụng cho website công ty và những thông tin liên quan tới công ty
- Phối hợp với bộ phận bán hàng phát triển và thực hiện các chiến dịch tiếp thị email đến một cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng, hiện hành. Đồng thời, bạn cũng có trách nhiệm thu thập số liệu
- Biên dịch, phân tích dữ liệu hiệu suất và các số liệu
- Thực hiện khuyến nghị cho các chiến dịch tối ưu hóa dựa trên phân tích
- Hỗ trợ trong việc thiết kế và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
- Thiết kế, thực hiện hệ thống hóa thông tin và giao diện website công ty
- Tìm kiếm khách hàng qua internet, thực hiện kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm
- Thực hiện và quản lý kênh tiếp thị, truyền thông qua email, các bản tin điện tử
- Phân tích báo cáo hiệu suất của bản tin điện tử
- Tăng tối đa số lượng từ khóa để đẩy website công ty lên top đầu các trang tìm kiếm (Google, MSN, Yahoo, AltaVista…)
- Đề xuất, thiết kế và thực hiện chương trình để cải thiện hiệu suất của các kênh email marketing và chiến dịch để có được phản hồi của khách hàng nhận thông tin qua email marketing
- Hỗ trợ trong tổng hợp dữ liệu và phân tích để đánh giá tiềm năng hoạt động tiếp thị online
Thực tế, tham gia lĩnh vực Digital Marketing, bạn có thể lựa chọn nhiều loại hình công việc khác nhau. Đó có thể là vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu website, chuyên viên chạy quảng cáo facebook, google analytics… Tùy thuộc vào khả năng và sở thích, bạn có thể bắt đầu từ vị trí đơn giản nhất. Sau đó, bạn nên rèn luyện thêm kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho những vị trí cao và phức tạp hơn.
>>> Tham khảo các Job việc làm các vị trí Digital Marketing chi tiết TẠI ĐÂY
Mô tả công việc nghề Digital Marketing
Bản mô tả công việc Leader Digital Marketing tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Nguồn: marketingworks.vn)
>>> Tham khảo các Job việc làm Leader Digital Marketing tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây chi tiết TẠI ĐÂY
Trách nhiệm công việc
Digital Marketing là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai tối ưu hiệu quả các hoạt động truyền thông số.
Nội dung công việc
- Nghiên cứu và phân tích Insight khách hàng mục tiêu theo các chiến dịch Marketing cho sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai chạy quảng cáo online (SEO, Google Adwords, Facebook ads, Banner Ads, Admicro Ads; Eclick ads, Email Marketing, Content Marketing) chi tiết, phù hợp với chiến dịch marketing của công ty.
- Theo dõi, phân tích, thống kê các số liệu, hiệu chỉnh và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
- Tăng lượng traffic vào website của công ty.
- Phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng cáo
- Phát triển content để quảng bá sản phẩm, kênh truyền thông bằng các hình thức mới lạ, tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Hỗ trợ cho các hoạt động event, workshop, marketing offline… theo yêu cầu của công ty.
- Lập báo cáo hiệu quả marketing trên các kênh truyền thông số hàng tuần, tháng, quý.
- Đổi mới và trình bày các nền tảng và chiến dịch marketing mới.
KPI công việc
- Số lượng khách hàng, tỉ lệ chuyển đổi có được từ các kênh digital.
- Thứ hạng từ khóa tìm kiếm.
- Chi phí tổng và chi phí trên 1 khách hàng của từng kênh digital
- Lượt truy cập website, fanpage.
ASK - Đánh giá năng lực nhân sự Digital Marketing
Thái độ / Tính cách
- Tự học, tự trau dồi
- Tỉ mỉ, cẩn thận
- Nhạy bén
- Năng lực sáng tạo và đổi mới
Kỹ năng
- Nghiên cứu và phân tích nhu cầu khách hàng
- Quản trị hệ thống website
- Thành thạo công cụ Digital như: Google Analytics, Google Webmaster Tools, Facebook Analytics,…
- Sáng tạo và mày mò tìm kiếm những phương pháp tốt nhất
- Trình bày và thuyết trình, Photoshop
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Kiến thức chuyên môn
- Tốt nghiệp ngành Marketing, Công nghệ thông tin hoặc ngành khác tương tự
- Kiến thức Marketing căn bản
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh
>>> Tham khảo Bộ tài liệu tuyển dụng nhân sự Digital Marketing chi tiết TẠI ĐÂY
Tiêu chí đánh giá chất lượng nhân sự Digital Marketing
Đánh giá chất lượng chuyên môn công việc
Mục tiêu trách nhiệm:
Là người xây dựng và triển khai tối ưu hiệu quả các hoạt động truyền thông số trên online.
Chi tiết công việc:
- Lập kế hoạch Plan Marketing
- Phối hợp và triển khai hoạt động các kênh Digital
- Tối ưu, theo dõi và báo cáo công việc
Kỹ năng chuyên môn:
- Phân tích thị trường
- Tư duy sáng tạo
- Facebook Marketing
- Google Adwords
- Thành thạo các công cụ Digital Marketing
- Thành thạo photoshop
- Biết về code html
Kết quả đạt được:
- Số lượng khách hàng, tỉ lệ chuyển đổi có được từ các kênh digital
- Thứ hạng từ khóa tìm kiếm
- Chi phí tổng và chi phí trên 1 khách hàng của từng kênh digital
- Lượt truy cập website, fanpage, youtube, nhận diện thương hiệu qua kênh Digital
Thời gian thực hiện:
Chấm điểm dựa trên kế hoạch và thực tế triển khai.
Kết quả thực hiện:
Là những gì nhân sự làm được so với mục tiêu ban đầu xây dựng kế hoạch.
Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp
Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc
Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người
Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban
Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng
Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra
Lộ trình thăng tiến và mức lương các vị trí Digital Marketing
Digital Marketing được chia thành nhiều ngành nghề nhỏ và có mức thu nhập tùy vào từng vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc. Mức lương trong ngành nghề này cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa Agency và Client.
Agency
Ở Agency, mức lương sẽ được bắt đầu công việc theo mức độ công việc từ thấp đến cao. Ban đầu, bạn sẽ là Junior chưa có kiến thức và trải nghiệm thực tế với công việc. Bạn sẽ được giao phó job nhỏ và thử sức sáng tạo cũng như học hỏi nhiều kinh nghiệm đi trước. Mức lương ở vị trí này thường dao động từ 1-5 triệu đồng/tháng.
Sau khi có kinh nghiệm 1-2 năm trong nghề, cũng như vốn sống bạn sẽ trở thành Account Executive hoặc Copywriter. Mức lương ở vị trí này thường dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng.
Khi có cái nhìn sâu sắc hơn và các kỹ năng dần hoàn thiện, bạn có thể lên được cất nhắc lên leader/manager. Ở vị trí này mức lương của bạn sẽ nằm trong khoảng 15-30 triệu đồng/tháng.
Cuối cùng, vị trí Director là mơ ước của các bạn trẻ khát theo đuổi con đường sáng tạo. Mức lương ở vị trí này rất cao và thường phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm và trình độ của ứng viên.
- Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm là 70 – 90 triệu/ tháng
- Trên 5 năm kinh nghiệm là 100 – 120 triệu/ tháng
Đây là mức thu nhập cao “ngất ngưởng” và đáng mơ ước của bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào. Ngoài ra vị trí này còn nhận được rất nhiều các chế độ đãi ngộ vô cùng tốt.
>>> Tham khảo mức lương Digital Marketing Agency các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Client
Client chính là các doanh nghiệp và thường có team marketing in-house. Vì thế, những người làm vị trí Digital trong Client có chuyên môn sâu về một lĩnh vực. Thường khi chiến dịch lớn Client sẽ thuê công ty Agency cung cấp các giải pháp truyền thông cho mình. Mức lương của các vị trí Digital Marketing ở Client vì thế phụ thuộc rất nhiều vào phương thức vận hành của mỗi doanh nghiệp.
Thực tập sinh Digital Marketing (Digital Marketing Intern)
Vị trí này thường dành cho các bạn sinh viên mới ra trường, người mới bắt đầu công việc trong lĩnh vực Digital Marketing, chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Công việc ở vị trí này đơn giản, chủ yếu là học hỏi và làm quen với Digital Marketing.
Ở vị trí thực tập sinh Digital Marketing, bạn có thể chọn một kỹ năng để tìm hiểu và đi sâu phát triển như: SEO, Content marketing, quảng cáo Facebook/Google/Tik-Tok/Zalo…
Mức lương vị trí thực tập sinh Digital Marketing có khoảng lương phổ biến từ 1-8 triệu đồng/tháng. Hiện tại, mức lương trung bình của thực tập sinh Digital Marketing là 4 Triệu VNĐ.
>>> Tham khảo mức lương của thực tập sinh Digital Marketing các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Nhân viên Digital Marketing
Một Digital marketer sẽ sử dụng các kênh Digital hiện đại để xây dựng thương hiệu và bán được hàng. Các kênh Digital thường được Marketer lựa chọn như:
- Website doanh nghiệp
- Social media
- SMS
- Email marketing
- Quảng cáo online
- TVC
Tùy thuộc và sản phẩm muốn truyền thông mà nhân viên digital marketing phải lựa chọn công cụ hỗ trợ để đưa ra các chiến lược truyền thông phù hợp. Tùy vào từng bộ phận của công ty mà Marketer sẽ làm các công việc khác nhau.
Chính vì vậy mà mức lương nhân viên Digital sẽ dao động khá lớn từ 7-30 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, vị trí này thường chia thành 2 cấp độ:
- Junior có mức lương dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng
- Senior có mức lương dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng; thường đòi hỏi bạn có kinh nghiệm từ 1-3 năm trong nghề.
>>> Tham khảo mức lương của nhân viên Digital Marketing các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Trưởng nhóm Digital Marketing (Leader Digital Marketing)
Ở cấp độ này, đòi hỏi vai trò ở tầm quản lý cao hơn, không những giỏi chuyên môn (đảm bảo KPIs cho mỗi chiến dịch) mà còn phải là người phân công; giám sát và đào tạo cho bộ phận dưới thực thi công việc hiệu quả.
Vị trí Leader Digital Marketing có mức lương dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng; thường đòi hỏi bạn có kinh nghiệm từ 1-3 năm trong nghề.
>>> Tham khảo mức lương của trưởng nhóm Digital Marketing các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Trưởng phòng Digital Marketing (Digital Marketing Manager)
Digital Marketing Manager với vai trò là nhà quản lý trực tiếp các bộ phận chuyên viên, đây thật sự là vị trí hàng đầu mà bất cứ nhân sự làm việc ngành tiếp thị ai cũng mong muốn đạt đến.
Mức lương vị trí Digital Marketing Manager dao động từ 36-45 triệu đồng/tháng. Hiện nay, trên MarketingWorks tỷ lệ các Job công việc ở vị trí này tập trung ở 2 khoảng lương: từ 10-15tr/tháng và 15-30tr/tháng. Yêu cầu kinh nghiệm ở vị trí này từ 3 đến 5 năm.
>>> Tham khảo mức lương của trưởng phòng Digital Marketing các Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Bộ câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing
Theo bạn, Digital Marketing là gì?
Đáp nên có: Là quá trình quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, doanh nghiệp tới khách hàng nhằm kích thích khả năng mua của khách hàng qua việc sử dụng các phương tiện công nghệ số.
So với Offline Marketing, Digital Marketing có lợi ích gì nổi trội?
Đáp án nên có: là công cụ giúp khách hàng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ họ cần trên Internet mọi lúc mọi nơi với giá cả phải chăng mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và di chuyển đáng kể.
Bạn học Digital Marketing từ đâu, kể tên một số Agency nổi tiếng trong lĩnh vực này?
Đáp án tham khảo: Academy: Vinalink, SEONGON, Vietmoz và Agency: Admicro, Novaon, SEONGON, Mix Digital, Clever Ads.
Bạn hãy nói về công dụng chính của công cụ Google Tag Manager?
Câu trả lời nên có: + cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website + Theo dõi hành vi khách hàng + Đo lường chuyển đổi website.
Bạn biết gì về PPC và vai trò của nó trong Digital Marketing?
Đáp án nên có: PPC ( Pay-Per-Click) là hình thức xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền. Chi phí cho mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click).
Theo bạn SEO có quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing tổng thể? Vì sao?
Câu trả lời là : SEO sẽ quan trọng nếu đối tượng khách hàng của chiến dịch có hành vi tìm kiếm thông tin nhiều.
Kết luận
Để có thể làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing không khó, nhưng để đạt được đỉnh cao sự nghiệp thì không hề dễ dàng.
Vì vậy từ những thông tin về lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực nghề Digital Marketing trong bài viết này, MarketingWorks hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con đường sự nghiệp. Từ đó bạn sẽ biết phải làm gì để từng bước thăng tiến trong sự nghiệp.
Hồng Yến