Thuật ngữ Marketing có thể nhiều người đã từng nghe qua và có chút kiến thức về nghề này. Nhưng làm Marketing là làm gì? Marketing Executive là gì và lộ trình thăng tiến trong ngành này ra sao? Hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu nhé!
Marketing là gì?
Marketing là tiếp thị – Một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
Vậy làm Marketing là làm gì?
Đó là hoạch định chiến lược. Điều đầu tiên kể đến chính là bản kế hoạch Marketing (Brand Marketing Plan) được xây dựng hàng năm, vạch rõ mục tiêu và hoạt động chiến lược của nhãn hàng trong năm đó. Từ đó, các hoạt động mà mọi người thường thấy ở phía trên sẽ được triển khai.
Marketing Executive là gì?
Marketing Executive là người thực hiện các kế hoạch do Giám đốc Marketing và Trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Đồng thời, các nhân viên Marketing (Marketing Executive) sẽ là người quản lý “kho vũ khí”, kết hợp với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty.
Marketing Executive đóng vai trò không thể thiếu trong thành công của một thương hiệu trên con đường chinh phục thị trường, thị hiếu của người dùng cũng như trở thành lựa chọn số một trong tâm trí của họ.
Marketing Executive làm gì?
Khi bắt đầu ngành marketing, hầu hết các bạn sẽ bắt đầu ở những vị trí executive, nôm na là ‘chân lon ton’, tức là làm mọi việc. Và yếu tố đánh giá mức độ thành công của bạn không nằm ở khả năng lên chiến lược mà là ở thực thi hoàn hảo.
Nhóm công việc liên quan tới thực thi
- Làm việc với các đối tác (outsource) nhằm brief đúng, nhận ‘hàng’ đúng ý tưởng và ngân sách.
- Phối hợp cùng các bạn khác trong marketing team như content, thiết kế, event, chạy quảng cáo, IT để tạo ra các chất liệu truyền thông phù hợp với các kênh.
- Cầu nối liên lạc, đảm bảo giao tiếp hiệu quả giữa leader – sale – marketing team.
- Lấy các phản hồi từ khách hàng, sale để cải tiến sản phẩm và quy trình vận hành chung của các team. Điều chỉnh các hoạt động marketing nếu cần thiết.
Nhóm công việc liên quan về hoạch định
- Xây dựng marketing activities plan, thuyết phục sếp approve ngân sách
- Xây dựng kế hoạch làm việc, các báo cáo về các vấn đề liên quan tới việc thực hiện chiến dịch.
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu tracking để quản lý campaign mình chịu trách nhiệm.
Nhóm công việc liên quan về báo cáo
- Giám sát ngân sách, đảm bảo không ‘bội chi’
- Viết báo cáo theo dõi tiến độ, thống kê và báo cáo định kỳ.
- Trên thực tế, công việc cụ thể của vị trí Marketing Executive sẽ có những điểm khác nhau tùy thuộc vào loại hình công ty cũng như chuyên môn mà bạn theo đuổi.
>>> Tham khảo các Job việc làm Marketing Executive chi tiết TẠI ĐÂY
Mô tả công việc Marketing Executive
Trách nhiệm công việc
Là người trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm KPI cho các chiến dịch Marketing cụ thể từ Ban lãnh đạo.
Nội dung công việc
- Tổ chức triển khai và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép
- Phụ trách lên ý tưởng, phát triển nội dung trên website, fanpage, banner, brochure, standee, poster…
- Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,...
- Phối hợp với Designer/ Media Team để sản xuất nội dung trên nhiều định dạng (text, video, infographic…)
- Hỗ trợ triển khai các chương trình marketing/truyền thông, chương trình chăm sóc khách hàng các dịp Lễ/Tết
- Đề xuất các ý tưởng sáng tạo tiếp cận và chăm sóc nhóm người dùng của công ty
- Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả hoạt động marketing.
KPI công việc
- Traffic đến website, fanpage,...
- Lead, Marketing Qualified Lead
- Tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (direct, organic, social,..)
ASK - Đánh giá năng lực nhân sự Marketing Executive
Thái độ / Tính cách
- Yêu thích và đam mê lĩnh vực Marketing, Kinh doanh
- Năng lực sáng tạo và đổi mới
- Tinh thần cầu tiến, luôn tiến về phía trước
- Trung thực, chủ động, nhiệt huyết với công việc
- Tư duy đặt lợi ích của doanh nghiệp là số 1
Kỹ năng
- Tư duy ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng tốt
- Phân tích, nghiên cứu thị trường, tư duy logic
- Lập kế hoạch
- Biên tập nội dung
- Tư duy sáng tạo và đổi mới, linh hoạt trong công việc
- Giao tiếp và phối hợp tốt với các thành viên trong và ngoài team
- Photoshop/ dựng video bằng phần mềm cơ bản
Kiến thức chuyên môn
- Tổng hợp thống kê
- Marketing căn bản
- Có hiểu biết về Marketing, Advertising, Media, PR, Event
- Tốt nghiệp ngành Marketing hoặc truyền thông, báo chí
>>> Tham khảo Bộ tài liệu tuyển dụng nhân sự Marketing Executive chi tiết TẠI ĐÂY
Tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự Marketing Executive
Đánh giá chất lượng chuyên môn công việc
Mục tiêu trách nhiệm:
Là người trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm KPI cho các chiến dịch
Marketing cụ thể từ Ban lãnh đạo.
Chi tiết công việc:
- Lập kế hoạch Marketing
- Triển khai hoạt động MKT
- Báo cáo công việc
Kỹ năng chuyên môn:
- Phân tích thị trường
- Tư duy sáng tạo
- Facebook Ads
- Google Ads
- Thành thạo công cụ Digital Marketing: Seoquake, Email Marketing, Mobile Marketing, Social Marketing, banner quảng cáo.
Kết quả đạt được:
- Traffic đến website, fanpage
- Lead, Marketing Qualified Lead
- Tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (direct, organic, social,..)
Thời gian thực hiện:
Chấm điểm dựa trên kế hoạch và thực tế triển khai.
Kết quả thực hiện:
Là những gì nhân sự làm được so với mục tiêu ban đầu xây dựng kế hoạch.
Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp
- Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc
- Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người
- Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban
- Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng
- Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra
Lộ trình thăng tiến và mức lương của Marketing Executive
Mức lương trung bình của Marketing Executive trên MarketingWoks (Tháng 10/2021) tập trung vào khoảng lương 10-15 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, có rất nhiều vị trí với những tên gọi khác nhau trong Marketing Executive như: Growth Marketing Executive; Research Executive - Industry Insight Team;… Tuy nhiên, MarketingWorks sẽ phân chia thành 3 cấp độ cơ bản như sau:
Junior Marketing Executive
Giống như tên gọi “Junior”, giai đoạn này bạn sẽ làm quen với các nhóm công việc của Marketing Executive gồm:
- Nhóm công việc liên quan tới thực thi
- Nhóm công việc liên quan về hoạch định
- Nhóm công việc liên quan về báo cáo
Trên thực tế, công việc cụ thể của vị trí Marketing Executive sẽ có những điểm khác nhau tùy thuộc vào loại hình công ty cũng như chuyên môn mà bạn theo đuổi.
Tuy nhiên, là một “Junior”, bạn có thể thực hiện, giải quyết và xoay sở những vấn đề nhỏ, không mấy phức tạp và khó khăn. Còn những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì Junior Marketing Executive cần sự giúp đỡ của trưởng phòng Marketing; hoặc học hỏi kinh nghiệm từ senior.
Mức lương ở vị trí này sẽ dao động từ: 6-10 triệu đồng/tháng.
Số năm kinh nghiệm cần có: 1-3 năm trong nghề.
>>> Tham khảo mức lương Junior Marketing Excutive Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Senior Marketing Executive
Senior Executive được hiểu đơn giản là điều hành cấp cao.
Senior Marketing Executive là những người có tương đối nhiều kinh nghiêm, có trình độ chuyên môn và hoàn toàn có thể tự mình giải quyết các ngành nghề, nhiệm vụ khó khăn.
Vị trí này vô cùng quan trọng, bởi họ là người đưa ra được những phương hướng, chính sách và cũng chính là những người thực hiện kế hoạch đó. Senior Executive giỏi sẽ đóng góp rất lớn đến sự phát triển thịnh vượng cũng như khả năng duy trì bền vững nền tảng của một công ty.
Bởi lẽ, những chính sách mà họ đưa ra sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trong hiện tại, đưa ra những lựa chọn thông minh và quyết định phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Mức lương hàng tháng ở vị trí này là: 10 – 15 triệu
Senior Marketing Executive cũng cần biết tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch. Cụ thể là các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên các kênh với ngân sách cho phép.
Đồng thời, Quản lý hệ thống kênh marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện. Ví dụ như quản trị website, fanpage hay đội ngũ sản xuất nội dung.
Và cuối cùng, đó là công việc báo cáo lên cấp trên về hiệu quả tình hình hoạt động marketing của doanh nghiệp
>>> Tham khảo mức lương Senior Marketing Excutive Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Growth Marketing Executive
Lương hàng tháng: 15 – 30 triệu
Với một nền tảng kinh nghiệm vững chắc và cảm nhận về thị trường tốt, một Marketing Executive làm việc cho các công ty truyền thông, sự kiện, quảng cáo hay nghiên cứu thị trường và thậm chí có thể tiếp tục thành lập công ty của riêng mình.
Đối với triển vọng phát triển, bằng việc đẩy mạnh quảng bá đi đôi với nỗ lực để nâng cao hiệu suất, bao gồm cả nhận thêm trách nhiệm quản lý những nhóm nhân viên ngày càng lớn. Nhân viên Marketing (Marketing Executive) có thể trở thành Marketing Manager và rất có thể sẽ đạt được vị trí Marketing Director.
>>> Tham khảo mức lương Growth Marketing Executive Job công việc chi tiết TẠI ĐÂY
Bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing Executive
Mỗi buổi phỏng vấn nhân viên Marketing (Marketing Executive) là một cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau. Do vậy, nếu không chuẩn bị kỹ tinh thần, kỹ năng và thái độ, ứng viên khó có thể lường trước những tình huống sẽ đặt ra cho mình là gì. Với yêu cầu về tính sáng tạo, tư duy logic được đặt lên hàng đầu, các nhà tuyển dụng sẽ có thể đưa ra những câu hỏi như:
Quan niệm của bạn về hoạt động Marketing?
Đáp án nên có: là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm
thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Bạn hãy kể ra 4Ps trong Marketing truyền thống?
Đáp án nên có: Product, Price, Palace, Promotion
Bạn biết gì Marketing Online? Hãy kể tên 3 công cụ Marketing Online thông dụng nhất doanh nghiệp hay dùng?
Đáp án nên có: là hoạt động marketing thông qua Internet.
Ví dụ: Google Marketing, Facebook Marketing, Email Marketing.
Ở vị trí cũ của bạn, bạn chịu trách nhiệm cho những kênh truyền thông nào? Hiệu quả của chúng như thế nào? Bạn dùng cách nào để đo lường hiệu quả đó?
Đáp án nên có: Website, Google, Facebook, Email.
Đo lường traffic qua Google Analytic, Data người dùng, tỷ lệ đơn hàng, chi phí/ đơn.
Theo bạn thì sản phẩm của chúng tôi có thể tiếp cận đến những đối tượng độc giả nào? Bạn sẽ làm cách nào để gia tăng traffic cho chúng tôi?
Đáp án nên có: Hiểu Insight khách hàng để có thông điệp truyền thông phù hợp, Để
có traffic thì đến từ nguồn quảng cáo và làm SEO.
Kể tên một chiến dịch Marketing/một thương hiệu có cách làm Marketing mà bạn yêu thích, lí do bạn yêu thích chiến dịch/thương hiệu đó là gì?
Kết luận
Không có đường tắt nào cho người theo nghề Marketing Executive. Để đạt được thành công trong sự nghiệp và đạt đến vị trí mà bạn mong muốn đều cần một quá trình tích lũy và rèn luyện bản thân.
Vì vậy từ những thông tin về lộ trình thăng tiến của Marketing Executive trong bài viết này, MarketingWorks hy vọng bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về con đường sự nghiệp mà một Marketing Executive phải trải qua. Từ đó bạn sẽ biết phải làm gì để từng bước thăng tiến trong sự nghiệp.
Hồng Yến