Marketing đang là một ngành nghề rất hot trên thị trường việc làm hiện nay và tương lai. Rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi ngành này mà không được học Marketing bài bản trong trường Đại học… Hôm nay, MarketingWorks sẽ chia sẻ “5 xu hướng nghề nghiệp Marketing cho ứng viên làm trái ngành” để các bạn có thể tìm được hướng đi phù hợp.
Cơ hội nghề nghiệp Marketing cho ứng viên làm trái ngành
Học trái ngành có làm marketing được không?
Nếu như không được đào tạo Marketing bài bản trong trường Đại học, liệu có thể trở thành những vị trí sau được hay không?
- Marketer
- Contenter
- Digital Marketer
- Seoer
- Designer
Học trái ngành có làm Marketing được không?
Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi có rất nhiều ứng viên đã thành công trong ngành mà không nhất thiết phải học đúng chuyên ngành Marketing.
Với một số công việc đặc biệt như bác sĩ, luật sư, đi xin việc mà không có bằng cấp thì bạn sẽ không có cửa để bắt đầu. Trong khi đó, ngành marketing lại tương đối thân thiện với nhân sự trái ngành. Đối với các bạn sinh viên yêu thích Marketing, được học đúng chuyên ngành này tại trường Đại học là một ưu thế lớn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng trong ngành thông qua các khóa học, chương trình đào tạo ngắn hạn và chuẩn bị một lộ trình phù hợp với nghề bạn muốn ứng tuyển.
1. Nghề Marketer
Đầu tiên là vị trí Marketer. Để chen chân được vào cánh cửa này và cạnh tranh với những đối thủ có background chuẩn ngành hoành tráng, người trái ngành cần trang bị những “vũ khí” gì? Hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu xem sao nhé!
Knowledge (Kiến thức):
Ngày trước các thầy cô trong trường dạy marketing trên website, Yahoo, nhưng bây giờ chiếm diễn đàn là marketing Facebook hay ứng dụng trên mobile và sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai.
Những thứ được học ở trường có thể sẽ bị cất vào tủ làm kỷ niệm nếu bạn không tự cập nhật và hoàn thiện nó mỗi ngày. Có thể nói đây là sân chơi của những cái đầu nhạy bén, chứ không phải là những cái đầu đầy chữ. Chính vì vậy khả năng cập nhật và tự học kiến thức mới đối với Marketer luôn được đánh giá cao.
Cập nhật kiến thước Marketing thông qua những Group Marketing Facebook (Nguồn: Facebook.com)
Skill (Kỹ năng):
Kỹ năng là thứ không có trường lớp nào dạy, mà bạn phải tự trau dồi qua quá trình tự học và trải nghiệm thực tế. Tùy vào vị trí cụ thể mà nó sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau.
Chẳng hạn như nếu muốn nhắm đến vị trí Marketing Executive, bạn phải có khả năng giao tiếp, diễn đạt, phân tích và tổ chức. Nếu muốn trở thành Content Writer thì viết lách phải thạo như ăn cháo, muốn làm Designer thì phải có mắt thẩm mỹ thần sầu và “chơi đùa” được với những phần mềm thiết kế, v.v…
Bạn không cần giỏi hết tất cả mọi thứ. Nhưng hãy tìm hiểu trước bạn muốn làm vai trò cụ thể nào trong thế giới marketing rộng lớn, để biết mình cần rèn luyện những gì.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chấp nhận làm vị trí thấp để có kinh nghiệm, tham gia những khóa học Marketing ngắn hạn để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức trong ngành. Ngoài ra, tham gia những cuộc thi như Vietnam Young Lions, Cannes Lions, Spikes Asia, Young Marketers… cũng là cơ hội để bạn cọ sát và mở rộng hiểu biết của bản thân.
Attitude (Thái độ/ Phẩm chất):
Phẩm chất không thể thiết để các bạn Marketer trái ngành đó là:
- Cầu tiến
- Tự học, tự trau dồi
- Thái độ đặt khách hàng là trung tâm
- Năng lực sáng tạo và đổi mới cầu tiến
Bạn hoàn toàn có thể trở thành Marketer mặc dù bạn không học Marketing bài bản trong trường Đại học. Rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành Marketing đang chờ các bạn! Chỉ cần chúng ta thực sự nỗ lực, phấn đấu hết mình.
2. Nghề Contenter
Knowledge (Kiến thức):
Là người tạo ra, quản lý và phân phối những nội dung có giá trị trên các kênh truyền thông, liên quan trong lĩnh vực của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Content Marketing không chỉ dừng lại ở việc viết “hay” mà còn được đo lường và đánh giá ở tỷ lệ chuyển đổi và nhiều yếu tố khác.
Vai trò quan trọng của content trong các chiến dịch Marketing
Khả năng tìm hiểu sâu về sản phẩm/dịch vụ; nắm bắt kênh tiếp thị nội dung và đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ hơn về nội dung viết của mình.
Skill (Kỹ năng):
Để một contenter trái ngành có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với contenter “chính ngạch” thông qua những phương pháp sau:
- Tạo thói quen viết mỗi ngày
- Rèn luyện các kỹ năng: tạo tiêu đề, trình bày, story telling, lập dàn ý,…
- Nghiên cứu, tìm tòi thông tin: qua sách, video, fanpage, khóa học
- Tạo mindset: cái này rất quan trọng, với contener có 1 mindset xuyên suốt là “Viết content thì phải giúp doanh nghiệp kiếm ra tiền… hoặc ít nhất là cải thiện tương tác”.
Attitude (Thái độ/ Phẩm chất):
- Tự học, tự trau dồi
- Chịu áp lực
- Tỉ mỉ, cẩn thận
- Viết cho khách hàng là trung tâm
Đam mê viết chỉ là một yếu tố để bạn trở thành một contener. Hãy thử sức mình với cơ hội việc làm Content Marketing ngay tại đây! Để xem bạn có thực sự phù hợp với lĩnh vực này không nhé!
3. Nghề Seoer
Knowledge (Kiến thức):
Bước vào nghề SEO thì dễ, nhưng trụ vững trong nghề mới khó.
Bạn không phải là dân IT, cũng không am hiểu nhiều về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội để bạn trở thành SEOer thông qua các phương pháp sau:
- Tự học qua mạng
- Học qua khóa học online
- Học qua trung tâm offline
- Thực tập tại các seo Agency
Các công ty luôn rộng mở và tạo cơ hội dành cho bạn thông qua những cơ hội việc làm SEO mà không yêu cầu kinh nghiệm.
Skill (Kỹ năng):
Để trở thành một Seoer bạn không thể thiếu kỹ năng:
- Nghiên cứu & Phân tích từ khóa
- Quản trị hệ thống website
- Copywriting
- Google Adwords
- Photoshop
- Google Analytics
- Google Webmaster Tools
Bên cạnh đó, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định; năng lực giải trình; kỹ năng đàm phán, thuyết phục; làm việc độc lập và đội nhóm cũng là những yếu tố mà một Seoer làm trái ngành cần tự trau dồi cho bản thân.
Attitude (Thái độ/ Phẩm chất):
Với một Seoer trái ngành: Tự học, tự trau dồi là phẩm chất đầu tiên cần có. Sau đó là: cầu tiến học hỏi; chịu khó chăm chỉ; kỹ năng đối mặt với áp lực bởi ngành nghề này bước vào thì dễ nhưng trụ vững trong nghề mới khó.
Ngoài ra, như một tất yếu bạn phải có tư duy đặt khách hàng làm trung tâm. Một Seoer trái ngành có nhiều bất lợi nhưng cũng có rất nhiều lợi thế nếu như bạn biết nắm bắt.
4. Nghề Digital Marketer
Knowledge (Kiến thức):
Digital Marketing đòi hỏi phải cập nhật kiến thức liên tục
Digital Marketer – một công việc nghe hết sức thời đại và rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh, hiểu mục đích của kênh đó là gì. Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO,Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.
Với những bạn làm trái ngành, để có thể trang bị cho mình “vũ khí” và trở thành một “chiến binh” digital các bạn cần hiểu rõ vị trí mà mình muốn bắt đầu:
- Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.
- Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.
- Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….
Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.
Skill (Kỹ năng):
- Nghiên cứu và phân tích nhu cầu khách hàng
- Quản trị hệ thống website
- Thành thạo công cụ Digital như: Google Analytics, Google Webmaster Tools,
- Facebook Analytics,…
- Sáng tạo và mày mò tìm kiếm những phương pháp tốt nhất
- Trình bày và thuyết trình, Photoshop
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Cơ hội làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing luôn rộng mở với những bạn làm trái ngành nếu như biết rèn luyện những kỹ năng thiết yếu!
Attitude (Thái độ/ Phẩm chất):
Phẩm chất đầu tiên của các bạn làm trái ngành luôn là: tự học, tự trau dồi. Sau đó, với các bạn làm Digital Marketer đặc biệt phải nhạy bén và có năng lực sáng tạo, đổi mới.
5. Nghề Designer
Knowledge (Kiến thức):
Để làm Designer bạn những tưởng sẽ phải được đào tạo bài bản qua trường đại học. Hoặc những tưởng phải có năng khiếu vẽ hay phải học Đại học Mỹ thuật, học trường kiến trúc. Tuy nhiên, có rất nhiều Idol trong ngành không phải xuất thân dân thiết kế chính quy.
Học trái ngành vẫn có thể trở thành Designer
Đặc biệt mảng thiết kế trong lĩnh vực Marketing luôn rộng mở với những bạn đam mê, sáng tạo, thích tìm tòi và đổi mới.
Giấc mơ nghề nghiệp trở thành Designer của các bạn trái ngành hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Skill (Kỹ năng):
Tuy nhiên, để có thể theo đuổi ngành này bạn cũng cần phải trau dồi và học hỏi những kỹ năng cần thiết:
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế Photoshop, Illustrator, After Effect,...
- Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định.
- Tiếp thu và diễn giải, truyền đạt ý tưởng tốt.
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Attitude (Thái độ/ Phẩm chất):
Một Designer thì không thể thiếu năng lực sáng tạo và đổi mới, dù bạn có làm trái ngành hay không đi chăng nữa. Tiếp theo, bạn phải chịu được áp lực; học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng để hỗ trợ công việc; bền bỉ, kiên trì.
Chủ động đưa ra nhiều ý tưởng; Có style thiết kế riêng; Ý thức, tự giác, trách nhiệm với mỗi sản phẩm sẽ là những điểm cộng dành cho bạn nếu như muốn theo đuổi ngành này!
Kết luận
Marketing, cơ hội nghề nghiệp không của riêng ai. Nếu bạn đã chót phải lòng với anh chàng “Marketing” thì bạn hoàn toàn có thể chủ động theo đuổi. Điều quan trọng, đừng quên trang bị cho mình những “vũ khí” là ASK (Attitude - Skill - Knowledge) phù hợp với từng ngành nghề.
Trong bài viết tổng hợp này, MarketingWorks mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp Marketing và có thêm động lực theo đuổi con đường nghề nghiệp tương lai với những bạn làm trái ngành.
Nguồn: Tổng hợp Google