Quy trình phân tích đối thủ trong SEO từ A - Z

ContentAdmin
01/10/2021
img

Trong quá trình làm SEO nói riêng và triển khai các chiến dịch marketing nói chung, việc phân tích đối thủ là vô cùng cần thiết. Việc biết rõ thực lực, điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn triển khai các chiến dịch SEO dễ dàng hơn. Hãy cùng xem ngay bài chia sẻ dưới đây để cùng rõ hơn một số cách mà mình đã triển khai cho các dự án SEO nhé.

1. Tại sao cần phân tích đối thủ 

1.1. Giúp bạn dễ dàng có chiến lược SEO đơn giản hơn

Ngay khi bắt đầu triển khai một dự án SEO, bạn nên lập một bản kế hoạch SEO. Trong đó sẽ có mục riêng phân tích về đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với ngành của bạn.

Sau khi phân tích các đối thủ qua các chỉ số cần thiết, bạn sẽ có cho mình một bản kết quả trả về. Từ đó, việc sắp xếp nhân sự, chuẩn bị tài nguyên cho việc SEO sẽ đơn giản, chính xác hơn.

Phan tich doi thu

2. Cần phân tích đối thủ trên những tiêu chí nào 

2.1. Giao diện website, trải nghiệm người dùng

Bạn có thể liệt kê ra tất cả những website đang cạnh tranh trực tiếp trên TOP 10, hoặc bất kỳ đối thủ nào bạn cho rằng họ mạnh.

Sau khi thống kê, bạn cần có cho mình những tiêu chí sau:

  • Những đối thủ có giao diện website (tất cả các trang) đẹp, chuyên nghiệp nhất.
  • Những đối thủ có trải nghiệm tốt nhất (tốc độ truy cập, content thu hút, tính tin tưởng cao).

Việc cần làm sau khi phân tích:

  • Chuẩn bị một giao diện website thật đẹp và chuyên nghiệp.
  • Công cụ sử dụng: PageSpeed Insights; trải nghiệm thực tế.

2.2. Tuổi đời SEO

Tuổi đời SEO phản ánh thời gian đối thủ bắt đầu triển khai chiến dịch SEO kể từ khi bắt đầu đến thời điểm phân tích. Thường các đối thủ có tuổi đời SEO lâu năm sẽ có một chỉ số trust nhất định ở domain, thương hiệu trên internet. Càng nhiều đối thủ già cỗi, việc cạnh tranh của bạn cũng sẽ khó khăn hơn đôi chút.

Đừng lo lắng, nếu bạn là một thương hiệu mới bắt đầu SEO, việc xây dựng chiến lược SEO chuẩn, bài bản, chi tiết sẽ giúp bạn cạnh tranh sòng phẳng với bất kỳ đối thủ nào cho dù là cũ hay mới.

Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn có thể dùng ahrefs để phân tích các domain của đối thủ và liệt kê thông số cần thiết ra bản Plan.

2.3. Sức mạnh (độ trust) trong ngành

Chắc hẳn các bạn đều đã từng thấy có những từ khóa, đối thủ không cần backlink nào, content cũng bình thường mà vẫn lên TOP ầm ầm chứ.

Hay đơn giản, nhắc đến một sản phẩm/dịch vụ nào đó, người dùng sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu nào đó. (Tôi muốn mua một chiếc điện thoại, những thương hiệu uy tín tôi sẽ nghĩ ngay tới: Thegioididong, FPT,...).

Vậy "trust" ở đây không chỉ có brand mention, mà còn thể hiện ở sức mạnh truyền thông tổng thể của thương hiệu trong lĩnh vực tương ứng.

Việc triển khai tổng thể nhiều chiến dịch xoay quanh SEO cũng sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc tăng "trust":

  • SEO & Quảng cáo trên các search engine/kênh marketing khác
  • Booking PR, TVC
  • Backlink chất lượng, đa dạng. Tự nhiên càng tốt

Note: Các bạn newbie chú ý, tăng "trust" ở đây không phải việc làm dịch vụ tăng nhanh DR, UR. Việc tăng DR, UR bằng dịch vụ chỉ có tác dụng thủ dâm tinh thần thôi!

2.4. Backlink

Đây là một yếu tố thiết yếu trong các chiến dịch SEO mà mình thường triển khai. Có nhiều trường phái SEO khác nhau, và cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc có/không sử dụng backlink.

Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy có tới 99% các đối thủ TOP đầu đều sử dụng backlink để gia tăng tín hiệu trong rank TOP.

Nếu bạn thật sự muốn tiết kiệm/lo sợ rủi ro từ các án phạt của Google khi triển khai SEO, bạn nên làm tốt (cực tốt) các yếu tố sau:

  • Source code hỗ trợ tối đa cho SEO (VD: Wordpress)
  • Có nhân sự check list fix technical, cấu trúc website siêu chuẩn chỉnh. Đảm bảo fix hết tối đa các lỗi về technical SEO.
  • Onpage siêu chuẩn chỉnh từ khâu lập kế hoạch từ khóa, triển khai viết bài chất lượng.
  • Entity (Xây dựng tính thực thể của brand thật tốt)
  • E.A.T (Checklist và triển khai chuẩn cả Onpage và Offpage)
  • Có kinh nghiệm audit tốt.

Khi bạn làm tốt các yếu tố trên, việc không sử dụng hoặc sử dụng ít backlink cũng có thể giúp bạn lên TOP mà không lo sợ các án phạt từ Google.

Theo quan điểm của mình, nếu bạn không có chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề trên cũng không nên quá lo lắng. Làm tốt được việc nào trong khả năng thì làm, còn đâu khó quá không fix được thì dồn máu mua link cũng là một giải pháp hữu hiệu.

Đi backlink ra sao để hiệu quả, đúng quy trình, tiết kiệm thì mình sẽ có một bài chia sẻ rõ hơn để mọi người tham khảo nhé.

Làm thế nào để phân tích được sức mạnh backlink của đối thủ?

Ahrefs là một trong những công cụ mình thường sử dụng để phân tích sức mạnh & chiến lược link building của đối thủ.

Bạn chỉ cần dán bất kỳ URL nào cần phân tích vào ahrefs, công cụ sẽ trả về các chỉ số như: Số lượng referring domain, số lượng backlink của URL. Để phân tích kỹ hơn, bạn cần click vào để xem chi tiết các referring đó đến từ nguồn nào, có chất lượng không, số lượng ra sao, đi được free hay phải trả phí mua.

Mình có thể liệt kê ra một số các loại backlink phổ biến hiện nay:

  • Bài Guest post website, PR Báo (Trả phí, Tăng trust nhanh)
  • Textlink side bar/toàn trang (Trả phí, Rank nhanh nhưng rủi ro cao)
  • Social profile, blog 2.0, forum (Free, làm nền cho entity tốt)
  • GOV, EDU (Free nếu biết cách lấy, tăng trust ổn)
  • Backlink tool (Trả phí, tăng trust, rank top ổn)

Kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhận biết backlink của đối thủ là thuộc loại nào trong các loại trên. Kiểm tra chi tiết từng link cũng là cách check hữu hiệu.

Lưu ý:

  • Hãy làm thật tốt technical SEO, onpage, trải nghiệm người dùng trước khi xây dựng/mua backlink.
  • Backlink giống liều thuốc, là thuốc bổ hay thuốc độc là do cách bạn tư duy và sử dụng.
  • Số liệu từ ahrefs chỉ mang tính tương đối, ngày nay việc xây dựng backlink khá khó về ahrefs. Thường thì số liệu liên kết ngoài trong Google search console mới là thước đo chuẩn hơn giúp bạn kiểm tra số lượng backlink về website của mình.

2.5. Traffic

Việc một website sở hữu lưu lượng truy cập lớn cũng phản ánh về sức mạnh SEO của đối thủ. Bạn có thể sử dụng Ahrefs để phân tích về Organic traffic của đối thủ, các KEY và TOP Page mang về nhiều traffic nhất.

Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch lập kế hoạch từ khóa chuẩn chỉnh và chính xác hơn trong việc cạnh tranh thu hút traffic khách hàng tiềm năng.

Traffic thu về website của bạn đến từ những nguồn nào:

  • Paid traffic (Google adw, Facebook ads,...)
  • Social traffic (Facebook, pinterest,... Cần có chiến lược xây dựng bài bản như: Viral content, seeding,...)
  • Referral traffic: SEO bài PR, GP
  • SMS/Email/Wifi marketing
  • Kênh tuyển dụng
  • Direct traffic: Trực tiếp từ trình duyệt/ Share file offline.
  • Organic traffic: Đến từ các từ khóa SEO TOP.

Chú ý: Hãy cố gắng thu thập tối đa traffic chất lượng từ khách hàng tiềm năng về website của bạn qua các kênh đã biết. Không hoặc cân nhắc sử dụng các dịch vụ tăng traffic bởi nó cũng tương tự backlink. Sử dụng đúng và chuẩn thì có thể lên TOP cực nhanh, sử dụng sai cách thì xuống cũng nhanh không kém.

2.6. Nguồn lực marketing

SEO nói đi thì cũng phải nói lại, đơn thuần cũng chỉ là một kênh marketing. Đối thủ có thể SEO yếu, nhưng vã mạnh các kênh bóc bánh trả tiền khác như Google ads, facebook ads,... thì siêu nhàn mà doanh thu về cực nhanh (nhàn so về khối lượng công việc, thời gian so với SEO nhé)

Để check đối thủ có tập trung vào các kênh marketing khác hay không thì có thể sử dụng:

  • Check google adw, mạng xã hội (Similarweb.com, Ahrefs, Semrush.com)
  • Check facebook ads (truy cập trực tiếp fanpage, vào thư viện quảng cáo của Fanpage check)
  • Còn nhiều kênh khác, tuy nhiên nếu đối thủ làm tốt thì dấu hiệu nhận biết sẽ như sau: Truy cập fanpage/ website của đối thủ thì sẽ có khá nhiều chiến dịch remarketing tiếp thị lại bạn ở bất cứ kênh nào hỗ trợ hiển thị (Facebook, youtube, GDN, website,...)

3. Phân loại đối thủ 

3.1. Đối thủ trực tiếp

Bao gồm tất cả các thương hiệu đang trực tiếp cạnh tranh về sản phẩm/dịch vụ/traffic với bạn.

Hãy tập trung vào khách hàng, cạnh tranh lành mạnh.

Đừng cố gắng black hat, tìm cách phá hoại, bơm link nhé anh em!

3.2. Đối thủ gián tiếp

Bao gồm các bên như: Sàn TMDT, Toplist, review, báo,...

Cân nhắc đẩy mạnh thêm kênh bán trên sàn, thuê vị trí từ các website review, toplist, báo,...

Đôi lời nhắn nhủ đến anh em làm SEO newbie:

SEO là cả quá trình học tập, thực hành, mông lung, vấp ngã, cải tiến liên tục. Đừng sợ làm sai, sai thì đi lại thôi.

Có nhiều trường phái SEO, thầy dạy SEO. Đừng để cho mình rơi vào trạng thái, mỗi lúc nghe thầy này nói một kiểu, thầy kia nói một kiểu rồi bị hoang mang không biết theo ai. Các thầy thì đều đúng cả, bởi cứ lên TOP là đúng chứ chả có cái gì là quy chuẩn, nguyên tắc chuẩn SEO cả. Muốn chuẩn nhất thì cứ đứng về phía người dùng, đặt mình vào khách hàng xem họ cần gì.

Bài viết của mình mang tính chất chia sẻ, cũng có thể sẽ có sai sót. Mọi người cùng đóng góp quan điểm cho cộng đồng ngày càng hữu ích hơn.

Anh em làm SEO newbie có khó khăn ở bước nào cứ mạnh dạn đăng hỏi trong group. Sẽ có rất nhiều người ở đây sẵn sàng giúp bạn. Cần hỏi trực tiếp vấn đề gì có thể inbox mình sẽ giải đáp nhiệt tình trong khả năng nhé!

Bài viết của anh Chu Thảo - Trưởng dự án SEO Marketing tại Công Ty CP Nhanh.vn

 

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326