Mình đã trở thành Creative Associate như thế nào? (Phần 2)

ContentAdmin
29/10/2021
img

Tiếp theo cuộc phỏng vấn kỳ trước, bác CD còn hỏi mình thêm 1 câu: "Trong những project đã từng làm thì em thích nhất project nào (idea/visual/copytext… cũng được)? Vì sao?"

Mình trả lời: "Nếu là thích nhất thì em thích project hồi còn đi học..."

Trường Đại học: Nơi mà bạn biến ước mơ trở thành hiện thực

[Brief]

Brief đơn giản thôi: "Hãy nghĩ ra món quà dành cho các tân sinh viên năm nhất của 1 trường đại học."

Ban đầu mình cũng giống như tất cả những bạn Designer khi nhận được brief bên trên: 

  • Món quà cho sinh viên hở? Bút? Thước? Sổ tay có nội quy & hướng dẫn mấy điều cơ bản cho sinh viên?
  • Vậy thì ai cũng nghĩ ra được.
  • Còn gì nữa không ta?

Một cái USB có cái vỏ ngoài thô kệch và xù xì như 1 viên đá cuội - ý muốn nói: Các bạn sinh viên như những "viên ngọc trong đá", nếu đc mài dũa thì sẽ trở thành ngọc sáng. (Và dĩ nhiên là mình - với vai trò là Designer sẽ design cho packaging của những thứ trên).

Thật ra thì những ý ở trên là không sai, nhưng nó có vẻ không "thực tế" lắm với lứa sinh viên thời bây giờ. Vậy muốn có được "một món quà" mà nó sát với tâm lý của đại đa số các bạn sinh viên thì chúng ta phải có thêm những thứ gây "nhũn não" bên dưới!

[Insight]

Dù muốn hay không thì tất cả chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng sinh viên thời bây giờ không giống như sinh viên cái thời của "ông bà ta". Làm gì có chuyện sinh viên giờ mà ham học, sáng sáng mong chờ tới giờ lên giảng đường, đi học xong về nhà học lại bài hay xem trước bài (mình không dám nói tất cả nhưng chắc cũng là đa số).

Sinh viên bây giờ là vừa thoát ra khỏi sự vùi đầu vào học của ngôi trường cấp 3, chân ước chân ráo bước lên đại học. Ai lại hông mê không khí của các quán pub, của underground, của rap, của selfie, của việc cúp học đi chơi, đi phượt...

Nói thẳng ra là chả có bạn sinh viên nào lại thích việc vùi đầu vào bài vở, vào nghiên cứu, vào việc chôn vùi mình trong thư viện… cả (thô nhưng thật!!!)

Mặc dù vậy nhưng mục đích của các bạn sinh viên khi bước chân vào đại học là gì?

"Là được trở thành: Người mà mình muốn trở thành!"

Giải thích chút: 

Bạn chọn ngành kỹ sư thì sau 4 năm đại học bạn muốn mình thành 1 kỹ sư thành công. Bạn học ngành Design thì sau này bạn muốn mình trở thành 1 Designer. Bạn học bác sĩ thì sau này bạn muốn trở thành... Một doanh nhân giỏi. Này mình đùa thôi, không có đâu hen, học bác sĩ thì sau này muốn trở thành bác sĩ chứ!!!

[Issue]

Từ sự hiểu biết một cách sâu sắc trên (mình cũng là sinh viên nên dĩ nhiên là mình không hề thích lao đầu vào học như điên và tất nhiên là mê đi chơi hơn là đọc sách) thì rõ ràng nếu bạn phát ngôn: 

"Học, học nữa, học mãi. Hãy học như thể hôm nay là ngày cuối cùng còn được học!" và dùng một món quà khuyến khích cái sự học chăm chỉ này (như bút - viết - sổ...) để truyền tải nó thì… Cứ tin mình đi là chả có mấy bạn sinh viên nào lưu tâm về nó đâu.

[Idea]

Vì vậy, ý tưởng cần phải được truyền tải nên là: “Bạn. Chỉ có bạn. Cùng quyết tâm của bản thân mới có thể tạo nên thành công. Vậy nên, hãy làm những gì mình muốn và trở thành bất cứ "nhân vật thành công" nào mà mình muốn trở thành.” 

[Execution]

Idea (thông điệp cần truyền tải) bên trên là đã thấy nó rối rồi. Đến lúc thực hiện thì còn nhũn não hơn nữa:

  • Có món quà nào có thể giúp các bạn sinh viên thực hiện ước mơ của mình hông?

Ban đầu mình bí thật, khó quá!!! Làm sao có món quà nào giúp cho chúng ta "trở thành người muốn trở thành"?

Nhưng sau đó, mình tình cờ đi xem film và thấy được booth của các bộ film đang được chiếu ở rạp.

(Bạn hình dung thế này: Các nhân vật trong film được in ra làm thành 1 cái booth mà bị khoét phần đầu. Khi bạn đứng đằng sau & đưa mặt mình vào chỗ "khuyết" thì lập tức bạn sẽ trở thành nhân vật đó)

Mình nảy ra 1 ý là sẽ làm 1 cái thiệp khi mở ra thì nó sẽ bung lên thành 1 cái lồng đèn, có luôn một bóng đèn led bên trong. Trên thân cái lồng đèn đó sẽ cắt xén (die-cut) thành 1 khung cảnh phù hợp với ngành nghề bạn đang học.

Anh Viet Huynh Bai 2

Ảnh minh họa (Nguồn: Facebook Viet Huynh)

Ví dụ: Trên thân lồng đèn được cắt xén hình bông tuyết thì khi đèn sáng sẽ có đúng cái hình bông tuyết đc hắt lên bức tường đối diện. Dễ hình dung, đúng không?

  • Bạn học kinh doanh ư? Vậy thì khi bật công tắt đèn bên trong lồng đèn thì cái bóng ở trên tường sẽ là khung cảnh 1 phòng họp, mọi người đang vỗ tay chúc mừng bạn vừa present thành công 1 chiến lược kinh doanh nào đó. Chỗ khuyết duy nhất ở đây là nhân vật đang được tuyên dương. Bạn đứng vào sát tường ngay vị trí đó là bỗng chốc bạn trở thành "nhân vật" đó ngay.
  • Bạn theo ngành nghệ thuật ư? Khi bật đèn thì trên tường sẽ là bóng các khán giả đang vỗ tay hò reo. Vị trí còn trống ở đây chính là "ca sĩ". Bạn đứng vào vị trí đó và bạn sẽ trở thành "ca sĩ" ngay lập tức.

Bạn cứ đứng vào vị trí còn khuyết của "khung cảnh" đc hắt bóng lên tường & tạo dáng cho thật cool ngầu. Sau đó nhờ ai đó chụp hình lại cảnh "Tôi đã thành công" và post facebook.

Interesting?

Anh Viet Huynh bai 2 b

Sau khi trình bày project trên thì… kết quả như bạn đã biết là mình được nhận vào thực tập ở vị trí Creative Associate.

Những thứ bên trên (về Insight - Issue - Idea - Execution) mình chỉ đề cập cho các bạn nào muốn có tí "hàm lượng khoa học" để tiếp thu khi đọc bài này mà thôi. Bởi vì trên thực tế, tại thời điểm nghĩ ra nó - thì bản thân mình không hề có tí kiến thức nào về Marketing hết (thề luôn áh).

Điều quan trọng mình muốn nhấn mạnh ở đây là: Mình chỉ là một kẻ may mắn khi tình cờ thấy được những cái booth bị khuyết đầu ở rạp chiếu film nọ. Và bằng một cách vi diệu nào đó mà não mình nó link đc những cái booth đó với câu hỏi "Làm sao để có một món quà mà giúp các bạn sinh viên trở thành nhân vật mà họ muốn trở thành trong tương lai?"

Bạn thấy không? Sáng tạo rõ ràng không bao giờ là nhắm mắt ngồi thiền là tự nhiên bạn eureká ra một thứ hay ho nào đó. Mà nó phải là sự trải nghiệm và nhìn thấy tận mắt một sự việc hay cách thức nào đó ngoài đời thực. Để rồi sau đó người làm sáng tạo mới connect mọi thứ đó lại với nhau.

Chú thích: Dân trong ngành vẫn hay gọi việc này là "Connecting the dots"

Tổng kết

Sau 2 Part dài thậm thượt thì mình muốn nói cho các bạn biết rằng bạn nên gửi CV & Portfolio để apply vào một Creative Agency như thế nào (hoặc đâu là điều mà các Agency sẽ đánh giá cao nếu đc xem trong CV của bạn).

Bạn có thể làm gì khác ngoài việc design ra 1 "chiếc" CV như mọi CV khác mà Designer hay các nhân sự khác đang làm và gửi đi hay không?

  • Thay vì chỉ là những dòng chữ "Họ Tên" - "Ngày Sinh" - "Kinh Nghiệm Làm Việc"... bạn có thể vẽ nó ra thành 1 khung cảnh: Hồi nhỏ bạn là 1 thằng nhóc cứ nhìn thấy mấy cái poster là bạn tròn mắt ra vì say mê, lớn lên bạn theo học ngành design như thế nào...).
  • Bạn có thể visualize những dòng chữ thông tin khô khan thành 1 cái gì đó hấp dẫn & khác biệt hơn hông? (Quay clip, vẽ illustration, chibi, cắt - dán hình ảnh từ web… tùy bạn chọn).

Bạn không cần gửi quá nhiều những gì mình đã từng làm đâu. Hãy gửi chừng 1-3 projects thôi cũng đc. Nhưng hãy mô tả nó thật chi tiết & cụ thể:

  • Brief thế nào? 
  • Bạn đã gặp khó khăn gì? 
  • Bạn đã nghĩ ra Idea nào? 
  • Bạn phác thảo nó ra sao? 
  • Bạn thực hiện nó trên máy thế nào? 
  • Vì sao bạn lại chọn màu xanh thay vì là màu đỏ?
  • Vì sao bạn hổng chọn style vẽ tay mà lại chọn shoot hình bằng máy chụp? 
  • Khách hàng đã nói gì khi xem những thứ đó? 
  • Họ muốn bạn sửa thế nào? 
  • Bạn đã bảo vệ Idea & Execution của mình như thế nào? 
  • Kết quả sau cùng ra sao?

Đồng ý rằng kết quả sau cùng là quan trọng, nhưng cái mà các Creative Agency nói chung và các Creative Director nói riêng - đánh giá cao chính là cả 1 quá trình bên trên và cách mà bạn xử lý. Chỉ cần thấy được cách mà bạn vượt qua nó là cũng thấy đc level của bạn đang ở mức nào.

Bạn muốn apply vào bất cứ Agency nào?

Để mình nói cho bạn biết một tuyệt chiêu cuối: Bạn cứ lên website hoặc fanpage của Agency đó, và bốc bất cứ 1 campaign cho 1 brand (nhãn hàng) nào mà họ đã từng làm. Sau đó bạn re-make project đó lại và hãy nói cho họ biết vì sao bạn lại "sửa" nó lại thành như vậy (Idea, Execution… hiện tại có chỗ nào còn chưa tốt?)

Một khi làm điều trên thì bạn cùng lúc học được rất nhiều thứ: Bạn hiểu hơn vì sao agency đã làm như vậy cho project đó (không phải vì họ không thể ra Idea hay hơn hoặc thực hiện Execute tốt hơn đâu. Một khi re-make, bạn sẽ hiểu vì sao), đồng thời bạn sẽ tự mình thử xem khả năng hoặc kĩ năng của bản thân có phù hợp với "thể loại" project và tệp khách hàng của Agency đó hay không.

Chỉ cần làm 3 điều trên & gửi đi - Agency nào không gọi phỏng vấn thì hãy liên hệ với mình.

Bài viết của anh Huỳnh Trung Việt - Creative Associate tại Long Journey

Nguồn: Viet Huynh

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326