Cách đây hơn 10 năm, mình cũng giống như các bạn, mê Agency vô bờ bến và mong ước được vào nó, được "hiến thân" cho nó, được "đắm chìm" vào nó (đoạn này mô tả có hơi quá 1 chút).
Nhưng có 1 trở ngại vô cùng to lớn "cản bước" mình, đó là: Mình chưa có kinh nghiệm làm việc ở bất cứ Agency nào (dù chỉ là local), dĩ nhiên là mình cũng chưa từng góp mặt trong 1 team đã làm bất cứ campaign nào cho 1 brand nào đó (dù nhỏ).
Thậm chí mình còn không chắc rằng portfolio của bản thân ở thời điểm đó có đủ sức cạnh tranh lại với các bạn designer đồng trang lứa chưa có kinh nghiệm như mình nếu apply ở vị trí intern (các worldwide Agency rất hay tuyển thực tập sinh).
Vậy mình phải làm sao đây?
Tình cờ xem đc bộ ảnh "Be Smart" của Jeonghwan Han - một photographer người Hàn. Mình cảm thấy rất hay & một ý "lóe" lên trong đầu mình: Mình có thể dùng graphic & copy để làm cho ý tưởng ban đầu của anh ấy "mạnh" & rõ ràng hơn với người xem.
Lập tức mình thực hiện nó và sau đó inbox cho anh ấy để trình bày, cũng như xin phép bản quyền & collab với anh.
Dĩ nhiên là sau khi xem kết quả thực hiện thì anh ấy đồng ý.
ARE WE BECOMING SMART?
Ý tưởng ban đầu (Jeonghwan Han):
Anh tình cờ chụp đc hình những người xung quanh mình: họ cho dù là đang ở trong 1 đám đông náo nhiệt, đi chơi với bạn bè, bạn gái, thậm chí là cả 1 em nhỏ... cũng đắm chìm vào thế giới ảo trong chiếc điện thoại (smart-phone) trên tay. Ảo hay thực quan trọng hơn?
- Phần việc của mình:
+ Copytext
Mình nghĩ ra những đoạn copytext mô tả nội dung chat trên màn hình smart device đang đc cầm trên tay của những người đó. Thông qua những đoạn chat đó (mặc dù chỉ là vài dòng ngắn), bạn sẽ thấy rõ rằng họ bị lệ thuộc vào nó thế nào:
Hôm nay là sinh nhật con nhưng một bà mẹ chỉ có thể chúc mừng qua tin nhắn thay vì bên cạnh nó:
- Khi nào mẹ mới về? Con đã chuẩn bị xong hết rồi đó….
- Mẹ xin lỗi con, hôm nay mẹ sẽ về trễ lắm! Mẹ nhớ hôm nay sinh nhật con chứ nhưng công việc mẹ nhiều quá. Con đừng chờ mẹ. Cứ đi chơi & vui với các bạn của con đi!
Mẹ yêu cưng nhiều!
Một anh chàng đang đi chơi với bạn gái (một điều quá xa xỉ trong thời đại FA bây giờ) thì lại mở điện thoại ra "tán gẫu" với bạn bè.
- Đang làm gì đó bạn?
- Đi lòng vòng với bạn gái thôi. Nhưng mà chả có gì vui hết! Trận đấu ra sao rồi?
Một anh nhân viên văn phòng bất lực trong việc lựa chọn giữa bên cạnh bạn gái mình vào đêm sinh nhật & deadline bất chợt....
- Kiểm tra email đi! Hạn chót là đầu giờ sáng mai!
- Thiệt hay giỡn vậy? Thôi xong rồi, tối nay là sinh nhật bạn gái mình…
+ Visual:
Mặc dù mình có thể tham khảo và làm những UI về chatting rất hoành tráng (có thể mua hoặc tham khảo đầy trên Shutterstocks, Envato Elements...), nhưng mình chọn 1 kiểu graphic rất đơn giản vì mình không muốn người xem (audience) bị phân tâm bởi phần graphic đó. Và tập trung hơn vào những tấm hình: cảm nhận đc họ thật sự cô đơn, lạc lõng... với thế giới hiện thực xung quanh (đúng với tinh thần & ý tưởng đc truyền tải thông qua những shoot hình của Jeonghwan Han).
Sau đó mình gửi project trên kèm với portfolio (thật ra là mấy thứ vớ va vớ vẫn hồi đó ấy mà).
Và....
Mình đc gọi đi phỏng vấn, CD (Creative Director) trực tiếp phỏng vấn
- Tất nhiên là project trên của mình còn có nhiều chỗ chưa hợp lý & thuyết phục với câu hỏi của bác CD nọ:
"Những scenarios (tình huống) mà trong 1 số visual đó sẽ tạo cho người xem lầm tưởng rằng việc sử dụng smart-phone là có ích & giúp các nhân vật chính thông báo kịp thời đến người thân.
Ví dụ như bà mẹ do bận việc nên nhờ có smart-phone mà thông báo kịp thời & dùng 1 ứng dụng tạo thiệp sinh nhật nào đấy chúc mừng đến con & sau đó tổ chức bù...."
(Mình hiểu ý bác muốn nói là: phần visual này chưa thật sự đủ mạnh để làm cho người xem hiểu rõ tác hại của việc "đắm chìm trong Thế giới ảo". Thậm chí nếu muốn thì có thể "bẻ lái" nó sang hướng "chính nhờ smart-phone, mạng 4G... mới làm cho cuộc sống bận rộn của con người trở nên dễ dàng hơn...")
- Mình trả lời:
"Thật ra nếu cho phép em được thực hiện phần visual (chính xác hơn là execution) cho idea này em sẽ dựng ra 1 scenario thuyết phục hơn nhiều: 1 đứa bé đang ở sân bóng rổ được bao quanh bởi bạn bè đang chơi bóng rổ. Nhưng thay vì chơi cùng bạn bè thì bé này cầm điện thoại chơi 1 cái game trên điện thoại.
Màn hình điện thoại cho thấy bé đang chơi 1 cái game... bóng rổ (đi ra sân bóng rổ không chơi bóng rổ thật mà lại chơi game bóng rổ trên điện thoại). Thuyết phục 100%!"
Và sau 1 số câu hỏi khác từ bác thì mình đc nhận vào vị trí Intern Creative Associate (trong khi ban đầu vốn dĩ mình apply vị trí Intern Art Director)
Lý do vì sao mình đc nhận?
Lúc đó thì mình không biết, nhưng sau này thì mình biết công việc mình vừa làm ở trên là: Nếu đưa cho mình 1 Idea (từ bác CD hoặc cả team brainstorm được) thì mình đã thực hiện 2 thứ.
- Cho nó 1 cái visual (cách mình chọn kiểu graphic, font chữ, layout...): đây là công việc của Art Director (AD).
- Cho nó phần copy (cách mình nghĩ ra tình huống và chỉ 1 vài dòng chữ mình cho người xem hiểu đc cả "câu chuyện" trong tấm hình): đây là công việc của Copywiter (CW).
Thực hiện Execution để truyền tải Idea đến Target Audience.
Mình còn biết phần visual của mình đang yếu ở chỗ nào và làm cách nào để có đc Execution (giải pháp: bao gồm cả visual & copytext khác) tốt hơn.
Porfolio của mình có một thứ mà các bạn designer khác không có: Mình mô tả và trình bày 1 project ngay từ lúc bắt đầu nó ra sao, idea là gì, cách thực hiện như thế nào...cho đến khi phỏng vấn trực tiếp mình cũng nói đc nó còn yếu ở đâu & nên sửa thế nào...
Đây mới là chính là kĩ năng mà nhân sự Agency (cho dù bạn là Designer - AD - CW - CD - Account...) phải có: Nghĩ ra Idea đã khó rồi. Nhưng hơn nữa là bảo vệ, sửa, đào sâu & làm cho nó trở nên dễ hiểu, dễ "đến" với người xem hơn...cũng quan trọng k kém.
Bài viết của anh Huỳnh Trung Việt - Creative Associate tại Long Journey
Nguồn: Viet Huynh