Các hiệu ứng tâm lý nhất định phải biết trong Content Marketing

ContentAdmin
11/11/2021
img

1. Hiệu ứng Khan hiếm (Scarcity Effect)

Bạn chắc hẳn đã từng bắt gặp những cụm từ như “Sắp cháy hàng”, “Sắp hết hàng”, “Not restock”, “1 ngày duy nhất”, “Số lượng có hạn”,…trong nội dung các bài viết từng đọc? Những cụm từ đó không hề xuất hiện một cách ngẫu nhiên.

Hiệu ứng khan hiếm là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất mà chúng ta mắc phải, đến nỗi mà nhiều khi dù ta biết tỏng đó là chiêu trò của người bán hàng, ta vẫn bị thúc giục, kích thích móc ví mua ngay món hàng “sắp hết” đó, mặc dù vẫn còn đang rất phân vân hoặc chưa thực sự thích hẳn.

Áp dụng trong Content Marketing, hiệu ứng khan hiếm sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất trong các chiến dịch quảng cáo khi bạn viết content mời gọi với số lượng có hạn cùng thời gian đếm ngược và hiển thị số hàng tồn kho sắp hết.

Thủ thuật này đã và đang được các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…áp dụng cực kỳ hiệu quả trong các chương trình flash sale vào các khung giờ cố định hằng ngày và hàng tháng hiện nay.

2. Hội chứng Fomo (Fear Of Missing Out)

Hội chứng FOMO chạm đến nỗi sợ thẳm sâu của mỗi chúng ta – sợ bị bỏ lại và bỏ lỡ. Đặc biệt hiện nay, chúng ta thường có một nỗi sợ tiềm ẩn trở thành người tối cổ, bỏ lỡ những thông tin hot và trendy nhất trên MXH.

Bởi vậy mà cuối mỗi bài viết, ta thường xuyên bắt gặp câu CTA (Call-to-action) hiện thân của hội chứng FOMO này, dạng như:

Đừng bỏ lỡ cơ hội có 1-0-2 này

Nhanh tay kẻo bỏ lỡ cơ hội có 1-0-2 này

3. Hiệu ứng Mỏ neo (Anchoring Effect)

Hiệu ứng mỏ neo chính là minh chứng sinh động nhất lý giải tại sao ấn tượng đầu tiên có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của con người đến vậy.

Liệu một chiếc túi $800 của Louis Vuitton có sử dụng hơn chiếc túi $25 mua trong Waltmart.

Chưa chắc, nhưng điều đáng nói là Louis Vuitton đã thành công thả mỏ neo về một thương hiệu xa xỉ cho khách hàng, khiến họ vô thức bám vào mỏ neo đó và hành động một cách cảm tính.

Giờ đây khách hàng của Louis Vuitton không chỉ đơn thuần mua túi vì công dụng, họ mua bởi đẳng cấp, sự sang trọng chiếc túi đó đem lại.

4. Sự công nhận của xã hội (Social Proof)

Trong cuốn “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”, nhà tâm lý học Robert Cialdini đã từng nhắc đến khái niệm “Sự công nhận của xã hội” (Social Proof).

Theo đó, chúng ta có khuynh hướng đưa ra quyết định dựa trên hành vi của số đông khi đang do dự làm gì đó. Chẳng đâu xa, khi shopping trên Shopee, Lazada,... chúng ta có thể dễ dàng quyết định đặt mua một sản phẩm có nhiều đánh giá và review tốt từ những khách hàng khác, thay vì một sản phẩm lên ảnh cũng lung linh không kém, giá cả phải chăng hơn nhưng chưa có review nào.

Đòn tâm lý này cũng đồng thời được ứng dụng khá rộng rãi trong việc sáng tạo nội dung. Bằng chứng là chúng ta thường xuyên bắt gặp những bài viết dạng feedback, review của khách hàng, KOLs sau khi sử dụng sản phẩm.

Hay các yếu tố chứng thực như ý kiến của chuyên gia từ các lĩnh vực có liên quan, hoặc các nguồn uy tín từ báo chí,... được lồng ghép khéo léo trong bài viết của các nhãn hàng khi muốn thuyết phục khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của họ. Đương nhiên, người sáng tạo nội dung như chúng mình chỉ nên cung cấp những thông tin này trong bài viết khi có chứng thực cụ thể thôi nhé.

Ngoài ra, các con sen có thể tận dụng những con số có giá trị về mặt thương hiệu trong bài viết như số liệu về thứ hạng của sản phẩm trên thị trường, các giải thưởng, số lượng khách hàng đã sử dụng và hài lòng với dịch vụ của bạn… để củng cố lòng tin của khách hàng.

5. Hiệu ứng Phân nhóm (Clustering)

Khi nghiên cứu về não người, Giáo sư tâm lý học người Mỹ George Miller phát hiện rằng, một người trưởng thành chỉ có thể ghi nhớ 7 (cộng trừ 2) mục thông tin trong trí nhớ ngắn hạn. Hiệu ứng phân nhóm gợi ý cho chúng ta cách khiến khách hàng lưu giữ thông tin về sản phẩm lâu hơn dựa trên việc phân nhóm các cụm thông tin có liên quan, quan hệ với nhau.

Áp dụng vào Content Marketing, người sáng tạo nội dung cần lên kế hoạch dàn ý chi tiết trước khi viết và chia bài thành nhiều đoạn nhỏ tương ứng với mỗi luận điểm khác nhau. Điều này giúp ích rất nhiều cho cả người nhận xét bài viết và độc giả của bạn có thể dễ dàng nắm bắt các ý chính trong bài. Với các bài viết đăng trên facebook fanpage, mình thường giới hạn từ 3 đến 5 câu trong một đoạn và ngắt xuống dòng ngăn cách giữa các đoạn cho dễ theo dõi.

Với các bạn sở hữu blog cá nhân, việc phân nhóm các mảng nội dung trên thanh tiêu đề và sắp xếp bố cục trên website cũng sẽ giúp bạn giữ chân độc giả lâu hơn trên trang của bạn đó.

6. Hiệu ứng Tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure)

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên Mere-exposure nhấn mạnh cảm giác quen thuộc trong tiềm thức là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định của chúng ta khi lựa chọn một thứ gì đó.

Bởi vậy, người làm content cần phải đảm bảo tần suất xuất hiện của các bài viết trong những thời điểm nhất định trên các kênh truyền thông phù hợp để dần hình thành thói quen nhận biết thương hiệu, sản phẩm trong tâm trí khách hàng.

Một ứng dụng khác của hiệu ứng Mere-exposure đó là bạn cần lặp đi lặp lại thông điệp hoặc USP nhiều lần trong các bài viết hoặc mẫu quảng cáo để tạo ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Bạn có thể thấy ngay một case-study khá thành công của Điện máy Xanh với những lời kêu gọi hành động trực tiếp như “Bạn muốn mua tivi, đến Điện máy Xanh”, “Bạn muốn mua tủ lạnh, đến Điện máy Xanh”… được nhắc lại rất nhiều lần, từ các clip quảng cáo cho đến nội dung trên mạng xã hội, giúp cho thương hiệu của họ được lan truyền mạnh mẽ, tạo cảm giác quen thuộc và giúp thúc đẩy hành vi mua hàng nhanh hơn.

Bài viết của Chị Thanh Hoa - Founder/Content Writer "Trải Content"

Nguồn: Link Bài viết

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326