Bảng gia phả nhà Content Marketing

ContentAdmin
02/12/2021
img

Bài này là một bài chia sẻ ngắn của Minh về gia phả nhà Content Marketing.

Thực ra thì trong ngành Marketing này các vị trí hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng và cụ thể, chỉ trừ trong những công ty lớn, agency lớn đa quốc gia thì may ra mới có từng vị trí và nhiệm vụ cụ thể. Nhưng không sao, chúng ta cứ biết rõ hết các vị trí đi rồi từ từ nghiên cứu xem từng vị trí này nó bao gồm các kỹ năng, các kinh nghiệm gì rồi từ từ mà phấn đấu sau:

+ Lưu ý: Để mọi người xem dễ dàng thì Minh sẽ chia các job Content dựa trên các "mảng" chứ không ghi từng công việc nha (như vậy thì khá loạn)

+ Lưu ý: Các công việc thì nó cũng chia ra các cấp bậc của 1 job như fresher, intern Junior và senior, cao hơn nữa thì có các cấp bậc leader, manager, giám đốc v.v.... Nhưng Minh không liệt kê các cái đó nha, chỉ liệt kê về job thui.

+ Lưu ý cuối cùng: nhắc lại, đôi khi mỗi job có 1 việc riêng, nhưng ở VN thì 1 người bị bắt phải làm cả tá việc là bình thường nha, đừng có vác cái này đi tuyển dụng rồi người ta hỏi em làm được việc gì nói làm được 1 việc người ta lại đuổi thì tội.

+ Lưu ý sau cuối cùng: mỗi mảng đều có thể bị trùng các nghề, ví dụ Content writer thì trên website cũng có, trên facebook cũng có nha.

Gia pha nha Content Marketing

Job Content Căn bản

Đây là những nghề Content thường thấy và thường được tuyển dụng ở Việt Nam.

1) Các công việc thường hay được tuyển:

- Content executive: nhân viên content nói chung, đơn vị nào mà bí quá thì họ ghi chức danh này, tuyển vào làm đa việc.

- Copywriter: kêu gì viết đó, thường là viết các nội dung về quảng cáo (quảng cáo nào cũng viết), làm dâu trăm họ ở công ty.

- Content writer: Kêu gì viết đó, thường là viết bài website (các dạng bài để lên SEO), thiên về các nội dung chia sẻ, kiến thức là chính, việc cũng nhàn và đỡ bị ép việc hơn copywriter

- Social Content executive: làm nội dung cho facebook là chính, đăng bài fanpage, đăng bài group, các công việc liên quan tới mxh, đôi khi còn làm nội dung cho youtube, instagram, twitter v.v...

- Art Director: người thiết kế hình ảnh, chuyển thể nội dung thành hình ảnh, nếu Copywriter là làm chữ thì người này làm hình.

2) Các công việc tầm trung trở lên

- Content Producer: Chuyên viên sản xuất nội dung, người đảm nhiệm công việc

- Content Creator: Công việc đa nhiệm, thường người này sẽ là leads của vài bạn, đảm nhiệm all phần nội dung của cty từ website, facebook, instagram, v.v...

- Content Strategist: chức vụ này thì thường ở những đơn vị lớn hoặc ở những Agency thì hay có, nó thiên về việc lập 1 cái kế hoạch ông chuẩn bà chỉnh cho 1 thương hiệu, 1 dự án, product v.v.... Và quản lý, đo đạt kết quả cho dự án đó theo thời gian.

- Managing Director: trong cuốn 90:20:30 có bảo, đây là thái thượng hoàng, trùm của phòng Content trong Agency.

Jobs Content Website

- SEO Content Executive: Người chuyên viết bài cho website, các bài viết phục vụ cho việc sharing, làm SEO....

- Product Content-er: Người chuyên làm các nội dung về sản phẩm như catalogoe, brochure, file PDF, tài liệu về sản phẩm....

- Web Copywriter: Người chuyên làm các bài viết quảng cáo cho sản phẩm như landing page, sales page, đôi khi là thiết kế luôn hình ảnh để chạy Google Ads

- UX Writer: Người tối ưu nội dung trên website, tăng tỉ lệ chuyển đổi bởi các button, form, banner, giao diện,... (có cuốn sách của chị gì quên mất tiêu...)

- SEO Content Strategist: Người lập kế hoạch nội dung cho website, chiến lược SEO cho website, Concept cho website, thường sẽ là SEO Manager luôn cho tiện

- Tech Writer: Đôi khi công ty là những đơn vị code, outsource, hoặc cung cấp các sản phẩm số thì người làm nghề này phải "vietsub, engsub" các phần trong website, hoặc tự viết ra "bộ khung" cho giao diện website, sản phẩm, phần mềm. Tech writer là 1 mảng lớn, bao gồm khá nhiều việc nhỏ (ở nước ngoài thôi nha @@) UX writer cũng nằm trong cái này nhưng thôi cho ra riêng. Nghề này ở VN bị bào dữ lắm. 

- Inbound Content-er: những người chuyên viết nội dung cho website và dùng nó để chia sẻ trên các nền tảng khác như Facebook, Youtube, Twitter...

- Content Editor: những người chuyên chuyển thể các nội dung từ web thành các dạng file pdf, ebook, sách, cẩm nang v.v....

- Content Designer: Nhà thiết kế nội dung, thường là thiết kế ảnh cho banner, hình ảnh cho bài viết.... (kiêm tè le việc) thường là Content Writer tự làm luôn

- Content Policy Manager: nghề này là nghề chuyên viết về những cái "rules", cái luật lệ của sản phẩm, phần mềm, kèm theo đó là phải nghiên cứu về luật, về thuế, về chính trị v.v... để đưa ra các Policy hợp lý, kèm theo đó là có thể viết hướng dẫn sử dụng v.v...

Ngoài ra thì còn các công việc theo ngành nghề như:

- Blog Content writer: người chuyên viết bài cho các blog (được thuê viết chứ không phải blogger nha)

- Medical writer: những cây viết chuyên chia sẻ về lĩnh vực y khoa

- Tech blogger: các cây viết công nghệ

- Article Writer: chuyên cung cấp nội dung cho các báo

- Beauty blogger: chuyên viết bài về các mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, review v.v...

- Business Writer: Cây viết về tài chính, kinh tế.

- ...

Jobs Content Social

1) Facebook

- Facebook Writer: người chuyên viết bài chia sẻ (dạng như blogger) thuê, các bài viết cho Fanpage, Group, Profile.

- Facebook CopyWriter: người chuyên viết các bài quảng cáo, các bài chạy ads, các bài viết giới thiệu sản phẩm, thương hiệu

- Content Creator: người phân tích thị trường, đo đạt các chỉ số bài viết (like,share) tìm hiểu thị hiếu khách hàng để tạo ra nội dung phù hợp, kiêm luôn việc SEO cho Facebook

- Storytelling Content-er: người chuyên viết các câu chuyện, mẫu chuyện trên Facebook, thường là Confession, tự sự, kể chuyện (các group như FWB Việt Nam, Phòng thú tội Beat, Không sợ chó v.v....)

- Facebook Content Manager: Người quản lý đội content để đi săn tin, tạo nội dung cho Group, Fanpage....

- Content Designer: chuyên thiết kế ảnh cho Facebook, ảnh bài đăng, ảnh chạy ads....

- Content Specialist: Người truyền tải thông điệp, xây dựng thương hiệu thông qua nội dung. Vị trí này có thể hiểu là người sẽ xây dựng concept cho thương hiệu, bao gồm việc nghiên cứu, phân tích, đưa ra các loại nội dung phù hợp ---> triển khai. tạo plan và viết theo chuỗi nội dung có văn phong phù hợp với tệp khách hàng và thương hiệu.

2) Youtube - Tik Tok

Ngành này thì còn tùy vào công ty có những dạng nội dung Video nào

- Content Writer: soạn nội dung dạng text

- Editor: người chỉnh sửa nội dung

- Content Creator: người sáng tạo ý tưởng, nội dung cho video, TVC

- Creative Content: Lập kế hoạch và sáng tạo nội dung/ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông quảng cáo. Brainstorm ý tưởng, viết lời thoại, kịch bản phim,...

- Remote Image Content Creator: Có kỹ năng tạo meme giải trí, chỉnh sửa ảnh nghệ thuật, ảnh chụp, kỹ năng dựng video cơ bản, có kiến thức về các thương hiệu phim, trò chơi và truyền hình,...

- Video, Image & Digital Art Content Creator: Lên ý tưởng câu chuyện - tạp phân cảnh, viết kịch bản, tạo nội dung video cho các nền tảng video và mạng xã hội khác nhau. Chỉnh sửa cơ bản và nâng cao. Thêm hiệu ứng đặc biệt, hoạt ảnh, tính năng thương mại và quảng cáo.

- Film Director: Lên kế hoạch, kịch bản quay, dựng các video như viral clip, TVC, trailer,... để quảng bá các sản phẩm cho công ty. Chỉnh sửa, lồng ghép video, hình ảnh cho team truyền thông.

- Người đọc nội dung: chuyển thể từ văn bản sang video

- ...

Nghề Content Offline

Nói offline vậy thôi chứ thực ra thì làm online vẫn được nha. Đây là các nghề hơi thiên một chút về việc viết lách chính thống.

- Tác giả/tiểu thuyết gia: Những người chuyên viết những tác phẩm hoặc sách.

- Content Editor: những người chuyên nhận chỉnh sửa, viết lại nội dung, hỗ trợ cho những người viết sách, hoặc chuyển thể các nội dung thành các ấn phẩm v.v...

- Nhà thơ: Người viết thơ văn cho các chuyên mục trên các báo, các hội văn thơ Việt Nam

- Nhà báo: Người chuyên săn tin, tìm kiếm nội dung mới mỗi ngày để viết, hoặc viết các bài phóng sự, tìm hiểu về một chủ đề.

- Biên tập viên kịch/nhà viết kịch

- Biên tập viên phim/tác giả

- Nhà viết hài kịch

- Columnist: Người viết theo các chuyên mục cho báo/ phóng viên (vị trí này hỗ trợ cho các nhà báo chân chính hoặc tự viết)

- Journalist: Người viết thời sự cho báo

- Translator: Phiên dịch viên,

- Contributor newspaper: các tác giả tự do cho các báo, trả công theo bài viết.

- ...

Các vị trí Content trong Agency 

- Proposal Writer: Người chuyên viên content chuyên viết các proposal đề xuất ý tưởng với các client (khách hàng), là người phải tổng hợp được các ý tưởng cảu nhóm, thiết kế và truyền tải ý tưởng một cách tốt nhất để buổi meeting diễn ra hiệu quả.

- Content Account: Người sẽ đi thương thảo, nhận brief của khách hàng (cần phải có kiến thức tổng quan tốt về content) và biến brief của khách hàng thành những mục tiêu sáng tạo nhất định cho team, diễn giải cho team hiểu nhu cầu của khách hàng

- Content strategist: Người lập kế hoạch phát triển nội dung, còn gọi là planner marketing, định hướng nội dung, tạo concept cho dự án và từ đó mới bắt đầu phân chia công việc.

- Content Manager: đối với những Agency lớn sẽ chia ra các phòng ban nhỏ, phòng Content Youtube, phòng content Facebook, Content Website v.v... thì mỗi người làm Content Manager sẽ thiên về 1 mảng cố định

- Content staff: là những người sẽ nhận những phần nhỏ trong dự án, bắt đầu triển khai việc viết và được giám sát bởi các content manager. Tùy vào phòng ban, có phòng ban thì sẽ là copywriter, có phòng ban thì là content writer, (chức danh này có thể đổi thành Content Executive)

- Art Director: Là những người chịu trách nhiệm sản xuất các hình ảnh cho project. Các hình ảnh đẹp đẽ trong các quảng cáo mà chúng ta thấy là do người này đảm nhiệm.

- Creative Director: Giám đốc sáng tạo, là người nắm giữ quyền sinh sát của các ý tưởng, người thống nhất các ý tưởng được đưa ra và từ đó sẽ chốt hạ ý tưởng --> bắt đầu thực hiện.

- Managing Director: Sếp tổng của Agency

Các vị trí lạ lạ hiếm thấy

(này là mình ít thấy thôi chứ hông phải ai cũng ít thấy nha)

- Content Labeller

- Community Content Management Specialist

- Library Content

- Content Operations Specialist

- Content Partnership Manager

- UX Content Strategist

- Content Ecosystem and Safety Specialist

- Content Insights Lead

- Content Moderator

- Content Ops Specialist

- Content Quality Analyst

- Content Programming specialist

- Content Review Specialist

- ...

Bài viết của anh Leo Minh - Co-Founder tại ATP Academy trên Group "Tâm sự Con Sen"

Nguồn: Link Bài viết

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326