Bài viết có tốt hay không outline quyết định 75%

ContentAdmin
17/09/2021
img

Hôm nay mình sẽ chia sẻ về chủ đề khá hấp dẫn, liên quan đến ¾ sự thành công của Content Website, đó là cách để lên outline của một bài Content Website.

Tại vì sao? Brief outline quyết định khá nhiều đến sự logic của một bài viết, số lượng thông tin người đọc tiếp nhận được và thời gian hoàn thiện bài content. Từ đó, mọi người hãy tưởng tượng, đối với một Website có hàng trăm bài viết thì outline sẽ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Thông thường một outline sẽ bao gồm những gì?

  • Meta Title (Giống như Title nhưng hiểu là Title (gọi là Heading 1) sẽ hiện trong bài đăng còn Meta Title sẽ hiển thị ngoài kết quả tìm kiếm Google)
  • Meta Description(Tượng tự như Meta Title)
  • Heading (heading 2, heading 3,...)
  • Từ khóa chính
  • Những ý mà người lên outline muốn nhấn mạnh hay những lưu ý (cái này chủ yếu là dành cho những bạn CTV content bên mình viết)
  • Nguồn tham khảo
  • Từ khóa phụ

Mình sẽ không đi sâu vào phần này vì cái này bạn có thể search trên Google và tìm hiểu rất nhiều từ mọi nguồn. Trọng tâm mình sẽ đi vào cách để lên outline theo quy trình SEO Branding qua 9 bước như thế nào?

Outline

Ví dụ: Brief Outline cho Website

Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa hay nhóm từ khóa

Mỗi từ khóa, nhóm từ khóa sẽ có những nhu cầu riêng của người dùng, điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu rõ được mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tránh việc lên layout thừa content hay phân chia từ khóa không đúng.

Đặc biệt:

Hiểu đúng nhu cầu của từ khóa thì sẽ phân nhóm đúng hơn, không phải phân nhóm theo từ khóa.

Ví dụ: Có hai từ khóa: Ninh bình có gì chơiđịa điểm đi chơi Ninh Bình

  • Hai từ khóa này đều có chung mong muốn là “tôi” muốn biết địa điểm nào đi chơi ở Ninh Bình đẹp. Thì tốt nhất là gộp 2 từ khóa này vào 1 nhóm và viết 1 bài, tránh việc phân ra thành 2 bài.
  • Google cực không thích “MỘT” nhu cầu viết nhiều bài, khi đó Google sẽ đánh giá content không tốt và kìm hãm website.

Nếu các bạn có kiến thức đủ sâu thì hãy dùng những từ khoá dài sẽ khá dễ dàng để hiểu search intent nhất vì nó gần với nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhất.

Bước 2: Tham khảo đối thủ cạnh tranh

Vì sao phải là tham khảo đối thủ mà không phải không tự suy nghĩ ra?

  • Đừng nghĩ tham khảo đối thủ là copy bài đối thủ và không nên. Đối thủ là những bài đã đạt TOP trên Google, đây là những bài đúng với search intent của người dùng và đặc biệt là được Google yêu thích vì vậy, hãy tham khảo concept của họ nhưng đừng sao chép hoàn toàn.
  • Chỉ nên tham khảo 10 đối thủ cạnh tranh ở TOP, vì đây là 10 “thằng” được Google xem là tốt nhất. Và cũng một lí do nữa là mục tiêu đặt ra cho bài Content mình viết phải là vào TOP 10 nếu đã tự viết mà không vào TOP 10 thì cũng không được gì.

Mẹo nhỏ trong SEO Branding: tham khảo nếu xảy ra trường hợp 10 Concept khác nhau trong 10 bài viết thì nên đi theo hướng nào:

  • Có thể chọn concept theo đối thủ trong trường hợp đối thủ trùng concept nhau nhiều (vì đó là concept tốt nhất mà Google yêu thích với từ khóa này)
  • Chọn concept chính là concept xuất hiện nhiều nhất, tuy nhiên trong bài vẫn thể hiển những concept khác mà người dùng quan tâm để cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho người dùng.

Bước 3: Brief Heading

Từ bước đối thủ cạnh tranh, chúng ta có thể đã liệt kê được những đề mục chính cần có trong bài. Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là hãy bắt tay vào sắp xếp và brief Heading (tiêu đề phụ) dựa trên dữ liệu có ở bước 2 theo các cấp độ nhu cầu tăng dần (nếu có).

Mình sẽ chia sẻ hình ảnh mẫu về mẫu brief heading tại hình ảnh nhé.

Mẹo nhỏ trong SEO Branding:

  • Heading 2, Heading 3 nên chứa từ khoá chính và từ khoá phụ.
  • Chèn từ khóa vào heading nhưng không spam (hãy chịu khó nghĩ cách chèn từ khóa vào nhưng khi nhìn lại heading thì nó không mang tính spam).
  • Đối thủ là một nguồn tham khảo cực kì giá trị khi lên Heading.

Bước 4: Brief Meta Title, Meta Description và Heading 1

Meta title cần có:

Chứa concept bạn muốn truyền tải cho khách hàng

Title đủ quy định theo số ký tự cần cho phép (check bằng công cụ để xem hiển thị đúng chưa: https(:)//serpsim(.)com/)

Title cần gợi mở vấn đề:

→ TOP 10 quán ăn: gợi mở vấn đề là giới thiệu 10 quán ăn (ĐÚNG)

→ Đổi tiền Thái Lan sang Việt Nam ở đâu để không bị lỗ: Nơi đâu đổi tiền ổn nhất (ĐÚNG)

→ Tiong Bahru - Khu phố di sản giữa lòng Singapore: Không gợi mở vấn đề gì hết, không nên có title như thế này (SAI)

  • Title nên có số và những kí tự đặc biệt (sẽ làm nổi bật Meta Title lên)
  • Nửa đầu title cần chứa từ khoá, nửa sau là những câu từ mang tính chất thu hút khách hàng click.

Meta Description cần có:

  • Mô tả nội dung bài viết ngắn gọn, có chứa từ khóa chính và từ khoá phụ.
  • Đối với các bài viết về dịch vụ, trong meta description nên có các ký tự đặc biệt như nút liên hệ, những dấu làm nổi bật điểm mạnh thể hiện trong meta description

Heading 1 (Title bài viết):

  • Nếu như Meta Title là concept của bài, cần thu hút khách hàng click thì Heading 1 là nội dung ngắn gọn mô tả xúc tích nhất của nội dung
  • H1 phải chứa từ khoá chính.
  • H1 cũng có thể viết giống với Meta Title

Bước 5: Từ khóa liên quan (LSI Keywords)

Đây là những từ và cụm từ được Google đánh giá là có liên quan về mặt ngữ nghĩa đối với một chủ đề.

Ví dụ: Khi bạn nói về “mỹ phẩm” thì các từ khóa LSI là “thành phần”, “dụng cụ làm đẹp”, “con người”, “cách bảo quản”,…

LSI hiện đang có trọng số rất cao trong SEO, giúp Google hiểu chủ đề và nhóm từ khoá của chúng ta, từ đó đánh giá cao content của chúng ta hơn. LSI keywords xuất hiện nhiều cũng khiến cho content của chúng ta chuyên sâu hơn, cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn cho người dùng.

Mẹo nhỏ trong SEO Branding:

  • Mình hay sử dụng phần mềm Website Auditor (Google là ra nhé), dựa trên dữ liệu 10 đối thủ cho từng nhóm rồi lấy ra 40-80 LSI keywords bổ sung vào file Outline.
  • Nhân sự viết content sẽ cần phải thêm đủ LSI keywords và số lượng tương ứng từng từ vào nội dung theo yêu cầu từ người lên outline.

Bước 6: Những nội dung bạn muốn người viết truyền tải

Sẽ có những nội dung mà bạn muốn người viết phải nhấn mạnh hay truyền tải vào bài content. Có thể là cả bài hoặc trong những heading. Bạn cần nói lên những thứ đó khi lên layout để truyền tải đúng mong muốn của mình cho người viết bài.

Bước 7: Nguồn tham khảo

Đưa ra một số nguồn mà bạn muốn người biên soạn nội dung tham khảo ở đó. Nên đa dạng từ 3-4 nguồn chứ không sẽ xảy ra tình trạng chỉ xào nấu 1-2 bài. Tuy nhiên cũng không nên quá đưa nhiều nguồn giống nhau vào bài viết, gây rối cho người viết.

Mỗi heading 2 cần có 1-2 nguồn để người viết có nhiều dữ liệu tham khảo hơn.

Bước 8: URL

Ngắn gọn thôi, đủ để người dùng nhớ và đánh được thì càng tốt. Url cần ngắn gọn khoảng từ 4-7 chữ, phải chứa từ khoá chính.

Bước 9: Những yêu cầu khác

  • Những yêu cầu hay quy chuẩn mà chúng ta muốn truyền tải cho người viết như:
  • Số lượng chữ tối thiểu hoặc tối đa của cả bài
  • Số lượng chữ trong từng heading có không
  • Mật độ từ khoá xuất hiện như thế nào, xuất hiện chỗ nào nhiều, chỗ nào ít và mấy lần
  • Bôi đậm, in nghiêng vấn đề gì không
Bài viết của anh Đặng Trần Bảo trên Group "Tâm Sự Con Sen"

Từ khóa chuyên môn liên quan

Bài viết liên quan

img-post

Đừng chần chừ nghỉ việc khi gặp những dấu hiệu sau

Nghỉ việc là một quyết định khó khăn với nhiều người. Hầu hết người lao động bắt đầu có dấu hiệu không hài lòng và cảm thấy khó chịu trong khoảng 9 tháng...

img-post

6 Hình thức Content mà Newbie nên biết

Có 6 loại hình thức content phổ biến này mình muốn chia sẻ với mọi người để chúng mình cùng học hỏi lẫn nhau.

img-post

Đến muộn phỏng vấn, bạn phải làm như thế nào?

Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu, sự cố vẫn có thể xảy ra mà bạn không thể lường trước được,

Chúng tôi ở đây hỗ trợ sự nghiệp cho bạn

MarketingWorks.vn hỗ trợ ứng viên chuẩn bị các kỹ năng tốt nhất trong quá trình tìm việc

img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
img-post

Cách nhanh nhất để được mời phỏng vấn

Tạo hồ sơ từng bước
Gọi cho tôi 0246.328.9326