Có thể nói việc bạn truyền tải thông điệp thương hiệu đến với khách hàng luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Câu chuyện thương hiệu của bạn có được khách hàng thấu hiểu và đón nhận không. Nó phụ thuộc vào cách bạn xây dựng được câu chuyện thương hiệu và truyền tải thông điệp đúng đắn tới khách hàng.
Tại sao tiếp thị lại là một hố hút tiền
Chúng ta đều thấy rằng ngày nay có rất nhiều công ty được thành lập, tiếp thị cũng ngày càng trở nên phổ biến. Việc tiếp thị có thành công hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn một điều là rất tốn kém chi phí. Bởi lẽ, hầu hết các thị trường gẫn như chuyển dần sang màu đỏ, đại dương xanh ngày càng khan hiếm. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Nếu bạn không phải là một gã khổng lồ thì bắt buộc bạn phải là một kẻ khôn ngoan.
Hầu hết sự thất bại của các doanh nghiệp nằm ở một vài điểm sau đây:
Sai lầm số 1: Thất bại trong sự tập trung giúp khách hàng sống sót và phát triển trong sản phẩm của doanh nghiệp minhh. Nếu bạn chỉ luôn nói tốt về sản phẩm của mình và tâng bốc lên thì quả thực khách hàng cũng không muốn quan tâm. Nhưng nếu bạn chỉ ra được sản phẩm của bạn giúp đỡ được khách hàng của mình tồn tại, phát đạt, tìm thấy tình yêu định vị được bản sắc… của họ. Không định vị tất cả những điều trên được trong tâm trí của khách hàng thì chúc mừng, chúc bạn may mắn lần sau.
Sai lầm số 2: Khiến khách hàng mất quá nhiều calo để hiểu được sản phẩm của mình. Một ngày họ phải tiếp nhận cả trăm ngàn dữ kiện, nếu bạn đưa cho họ những thông tin loằng ngoằng khó hiểu. Xin chúc mừng bạn lần 2, bạn như một kẻ đang cố tỏ ra uyên thâm nhưng thực chất lại không đưa ra được lời khuyên hữu ích cho người cần thiết vậy.
Vậy nhờ đâu chúng ta có thể giúp giảm thiểu được những chi phí thừa thãi trong tiếp thị đó. Một trong những điều giúp bạn đó làm làm sao truyền tải được câu chuyện thương hiệu của mình một cách ý nghĩa đối với khách hàng. Giải cứu doanh nghiệp của bạn bằng việc xây dựng ngay một câu chuyện thương hiệu. Công thức truyền thông rõ ràng và phải xác định chính xác đối thủ cạnh tranh để chiến đấu.
Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu của bạn
Hãy thử tưởng tượng rằng một người nói chuyện với bạn bằng hai cách. Một là, ngồi nói một câu chuyện rối tung rối mù. Hai là, vẫn là câu chuyện ấy nhưng truyền đạt bằng một bài thơ vần điệu, một bài hát êm tai hay một câu truyện truyền đạt ý nghĩa. Thì cách nào sẽ hiệu quả hơn? Mình tin chắc bạn cũng sẽ nhận ra được cách thứ 2 sẽ hiệu quả hơn cách một đúng không.
Dưới đây sẽ là 7 bước giúp bạn vạch ra kế hoạch giúp kể câu chuyện thương hiệu của mình tới khách hàng một cách truyền đạt và hiệu quả nhất.
Bước 1: Nhân vật chính
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ nhất: Khách hàng phải là người hùng, chứ không phải thương hiệu của bạn. Khi chúng ta định vị khách hàng là người hùng và chính doanh nghiệp của chúng ta là một người dẫn đường. Chúng ta sẽ nhận được sự tin cậy của người hùng đó và giúp họ vượt qua thách thức. Nhưng đặc biệt chúng ta phải nhận biết được rằng họ muốn gì, chúng ta có giúp họ đạt được điều họ muốn hay không.
Khi khách hàng là nhân vật chính| Nguồn: Sưu tầm
Bước 2: Nảy sinh vấn đề
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 2: Các công ty có xu hướng bán giải pháp vấn đề bên ngoài, nhưng khách hàng lại mua giải pháp cho các vấn đề nội tại.
- Vấn đề bên ngoài?
- Vấn đề nội tại?
- Vấn đề mang tính triết lý?
Ở đây, nếu bạn đang bán sản phẩm để giải quyết vấn đề bên ngoài thì bạn đang bỏ qua 2 dạng vấn đề cực kì quan trọng đó là nội tại và tính triết lí của khách hàng. Vấn đề bên ngoài chúng ta có thể dễ dàng nhận biết và giải quyết nó, tuy nhiên trong các trường hợp khách hàng mua hàng xuất phát chủ yếu từ nội tại mong muốn. Giống như việc tôi thiếu một món đồ, tôi cần nó nhưng để tôi mua nó thì phải xuất phát từ ý định của tôi. Mua để làm gì, mua xong sẽ giải quyết cho tôi vấn đề gì. Hoặc sâu hơn mang tính triết lí, thường thì những món đồ này có giá trị cao để thể hiện được sự đẳng cấp hoặc công nhận.
Khi khách hàng nảy sinh vấn đề | Nguồn: Sưu tầm
Bước 3: Gặp gỡ những người dẫn đường
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 3: Khách hàng không tìm kiếm một người hùng khác, họ đang tìm kiếm một người dẫn đường. Nếu người hùng ngay từ đầu họ có thể tự giải quyết vấn đề của mình thì họ đã không gặp rắc rối. Để ý những bộ phim thì khi có một người hùng chính thì đa phần họ sẽ gặp một người dẫn đường, giúp họ đạt được mục tiêu chứ không phải họ tìm được người hùng khác giúp họ.
Gặp gỡ những người chỉ dẫn | Nguồn: Sưu tầm
Bước 4: Người cho họ một kế hoạch
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 4: Khách hàng tin tưởng một người dẫn đường có kế hoạch. Ở lúc này nếu bạn đã xác định được 3 vấn đề của khách hàng nhưng họ vẫn chưa quyết định mua sản phẩm. Tức là, họ chưa tin tưởng được bạn và sản phẩm của bạn. Vậy thử hỏi, bạn tin một người không có kế hoạch để giúp bạn đạt được mục tiêu hay bạn tin một người cho bạn một kế hoạch rõ ràng. Khách hàng cũng vậy, họ chỉ xuống tiền khi tin bạn giúp họ đạt được mục tiêu bằng một kế hoạch rõ ràng mà thôi.
Người cho họ một kế hoạch | Nguồn: Sưu tầm
Bước 5: Kêu gọi hành động
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 5: Khách hàng sẽ không hành động nếu như họ không bị thách thức hành động. Hãy đưa cho họ một lí do hết sức thuyết phục để họ hành động. Mà lí do đó chính là lời thách thức, như trong một bộ phim vậy. Người anh hùng không tự nhiên hành động bất kì điều gì trừ phi anh ta có một lời thách thức. Lời thách thức ở đây có thể là một mối nguy cơ, một sự thay đổi ngoạn mục. Chẳng hạn như anh ta phải lấy bằng được một vật gì đó, trải qua nhiều thách thức để giải cứu người anh ta yêu.
Kêu gọi hành động | Nguồn: Sưu tầm
Bước 6: Giúp họ tránh khỏi thất bại
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 6: Mỗi con người đều tránh để có một kết thúc bi thảm. Hãy liên tưởng lại câu chuyện mình vừa nói phía trên, anh ta muốn giúp người mình yêu thoát khỏi cái chết hay một bi kịch nào đó. Điều đó mới là thứ khiến anh ta hành động để tránh được kết cục bi thảm này. Khách hàng cũng vậy, khi họ quyết định mua một sản phẩm nào đó, rất có thể họ biết được rằng tránh được một kết quả nào đó không hay.
Giúp họ tránh khỏi thất bại | Nguồn: Sưu tầm
Bước 7: Kết thúc câu chuyện với thành công
Nguyên tắc câu chuyện thương hiệu thứ 7: Không bao giờ mặc định là mọi người sẽ hiểu thương hiệu của bạn có thể thay đổi cuộc sống của họ như thế nào, hãy nói với họ. Điều này cũng giống như người hùng kia, anh ta sẽ chẳng biết được rằng cứu người anh ta yêu rồi sau đó họ sẽ làm gì. Hãy nói với anh ta rằng, sau khi anh cứu được người mình thương. Anh và người đó sẽ được sống bên nhau trọn đời hạnh phúc, có những đứa con đáng yêu và một gia đình tràn đầy yêu thương. Cũng giống như khách hàng của bạn vậy, hãy nói cho họ biết họ sẽ đạt được những gì khi sử dụng sản phẩm của bạn.
Kết thúc câu chuyện với thành công | Nguồn: Sưu tầm
Hi vọng với những gì mình chia sẻ ở trên có thể giúp bạn ứng dụng trong quá trình truyền tải câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp bạn tới khách hàng tốt nhất. Giảm thiểu những chi phí không đáng có cho tiếp thị và nâng cao hiệu quả tiếp thị của mình.
Bài viết của anh Phạm Văn Sơn - Digital Marketing Manager
Nguồn: phamvanson.xyz