Dưới góc nhìn của các CEO doanh nghiệp hiện nay thì không ai có thể phủ nhận độ “Hot” của ngành Marketing trong thời đại công nghiệp 4.0. Marketing đang thuộc top 5 ngành học không lo thất nghiệp. Và nhân viên Marketing là vị trí mà không ít người trẻ năng động, tự tin mong muốn phát triển nghề. Vậy bạn đã thật sự hiểu làm Marketing là làm gì và nên có kỹ năng công việc Marketer nên biết để trở thành chuyên gia như thế nào chưa?
Tổng quan về nghề nghiệp ngành Marketing
Marketing là gì?
Marketing được dịch trong tiếng Việt là tiếp thị - viết tắt từ cụm từ: Tiếp cận thị trường.
Định nghĩa từ Hiệp Hội Marketing của Mỹ - American Marketing Association (AMA): "Marketing được xem như là một chức năng tổ chức và là một tiến trình bao gồm:
- Thiết lập (creating)
- Trao đổi (communication)
- Truyền tải (delivering) các giá trị đến các khách hàng
- Quản lý quan hệ khách hàng (managing customer relationship)
bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó."
Theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”.
Tóm lại quan điểm của người làm Marketing là làm tiếp thị, là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả.
Chức năng chủ yếu của người làm marketing là thu hút và gìn giữ khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược marketing bao gồm nhiều hoạt động kế tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau.
Marketer là gì?
Marketer là tên gọi chung của những người làm việc trong lĩnh vực marketing, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị đến khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất. Với chuyên môn về marketing, khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận, các agency về marketing…
Nhân viên marketing làm gì?
Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch thuộc phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật sáng tạo, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty đến khách hàng mục tiêu.
Do đó, nhân viên marketer có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.
5 kỹ năng cần thiết của người làm marketing?
-
- 1. Tính kiên trì
- 2. Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.
- 3. Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo.
- 4. Khả năng giao tiếp, chuyển giao thông tin cũng như tình cảm và sự nhiệt thành
- 5. Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả.
Marketing làm gì? 10 kỹ năng công việc Marketer nên biết và nên làm mỗi ngày
1. Viết ra mục tiêu chinh phục cụ thể
Hầu hết các marketers chuyên nghiệp và thông minh đều có mục đích và đặt ra cho mình những mục tiêu phát triển nhất định. Nếu bạn không lập ra bất kì dự định kế hoạch nào cho các chiến dịch marketing sắp diễn ra thì làm sao mà bạn thành công được.
Ngược lại, khi bạn có kế hoạch rõ ràng làm marketing,nên làm gì để thành công. Điều này cũng sẽ rất có ích cho các bạn sinh viên mới ra trường muốn phát triển nhanh.
Đặt ra mục tiêu cụ thể cho hoạt động marketing. Mỗi người trong chúng ta đều có định nghĩa khác nhau về sự thành công.
Đôi khi thành công của bạn chính là việc hình thành được dữ liệu khách hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, có được khoản doanh thu mong đợi. Dù là gì đi nữa thì hãy nhớ cân nhắc lập ra những dự định mà bạn có khả năng bạn sẽ đạt được nó.
2. Học hỏi từ đối thủ trong ngành marketing
Chớ nên làm tiếp thị một cách thụ động. Đổi lại, trong ngành marketing hiện đại, bạn hãy tập học hỏi từ chính đối thủ của mình: xác định họ là ai? họ đang hoạt động như thế nào? tại sao họ lại làm như thế?
Chẳng có gì phải ngại khi làm vậy cả. Ngoài ra, marketers còn phải phân tích đối thủ cạnh tranh xem họ sắp tổ chức triển khai các hoạt động phát triển thị trường theo hướng nào và chính xác thì họ so với mình có những điểm mạnh điểm yếu ra sao?
Chính những việc này giúp bạn hiểu rõ đối thủ của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt và đáng kể.
3. Xác định đúng chân dung khách hàng (Insight)
Đây đáng ra là điều hiển nhiên nhưng bất ngờ thay là vẫn còn nhiều bộ phận marketing chưa thể nhắm đúng chân dung khách hàng mình tìm kiếm là ai?
Là một marketer, việc xác định rõ ràng chân dung khách hàng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng.
Để làm được điều này, chúng ta có thể tự mình thiết kế ra mô hình mẫu marketing cũng như chân dung khách hàng tiềm năng (Bạn có thể tìm kiếm thông tin về mô hình 7P Marketing hay 4P trong Marketing từ Google để hiểu rõ hơn). Chân dung khách hàng tiềm năng này sẽ cho bạn biết cách thức, thời điểm và nơi bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình.
Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng – Cách doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Xác định đúng những khách hàng tiềm năng
Cách thức tiếp cận để xác định đặc điểm tính cách của bạn phải được áp dụng đồng bộ trong tất cả các hoạt động của bộ phận marketing, từ bản copy và bản thiết kế website đến bài tweet bạn vừa lên lịch.
4. Viết content truyền thông quảng cáo
Nhiệm vụ viết content của marketer là gì?
Đó là bạn cần biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks, video, fanpage… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketer không khỏi bối rối.
Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content cho doanh nghiệp mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, Marketer sẽ giáo dục khách hàng bằng những thông tin hữu ích. Người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng.
Viết những bài content mang tính thu hút.
5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng
Marketing làm gì mỗi ngày? Đó chính là gây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn nên bắt đầu việc này từ giây phút khách hàng lần đầu tương tác hay tìm đến thương hiệu của mình trên Internet.
Marketers nuôi dưỡng các mối quan hệ thông qua hệ thống email tự động đã được lên kịch bản. Họ gửi đi 1 loạt email, bao gồm trong đó là các bài content khách hàng có thể quan tâm nhằm xác định rõ ràng sở thích khách hàng và phân loại khách hàng tiềm năng. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Bạn cũng có thể duy trì theo hình thức riêng tư hơn thông qua các email cá nhân. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và nguồn tương tác gần đây trên website của mình để có thêm nhiều thông tin hơn.
Mạng xã hội cũng là 1 hình thức giáo dục hữu ích. Marketers có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ. Để gia tăng hiệu suất bạn có thể sử dụng thêm các nền tảng tự động với các kịch bản chăm sóc khách hàng phù hợp cho từng chiến dịch Marketing.
6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng
Lắng nghe ý kiến của mọi người về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.
Giả sử người dùng phản hồi về những vấn đề họ gặp phải với thương hiệu của bạn trên Youtube, nếu sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi ấy, bạn mới có thể nhận định và giúp họ giải quyết tốt hơn.
Theo dõi ý kiến của cộng đồng về thương hiệu và ngành nghề của bạn
Với các câu hỏi của người dùng trên các trang mạng xã hội, nếu có thể giải đáp tận tình, bạn mới có cơ hội gia tăng lượng người theo dõi cũng như trở thành nguồn tìm kiếm uy tín với họ.
Tuy việc duy trì mối quan hệ với người dùng trên mạng xã hội xem chừng mất thời gian và không quá quan trọng nhưng ít ra nó phản ánh thương hiệu của bạn.
Và mọi người sẽ dành nhiều sự chú ý hơn khi bạn đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Còn hơn là tiết kiệm thời gian mà không ai quan tâm đến.
7. Phân khúc khách hàng hiệu quả
Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu có vẻ nhỉnh hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.
Nếu là 1 marketer chuyên nghiệp, bạn chắc chắn sẽ biết nên hỏi gì để phân biệt những người đối tượng ấy với nhau. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.
Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.
Phân phúc khách hàng để dễ dàng giải đáp các vấn đề hơn
Từ đấy, bạn dễ dàng phân khúc khách hàng thông qua những trở ngại kể trên và xếp họ vào các nhóm khác nhau. Với mỗi vấn đề cần đưa ra các cách giải quyết riêng biệt. Và vai trò của marketing thực sự quan trọng trong việc đưa ra câu trả lời cụ thể, chi tiết cho mỗi người.
8. Thử nghiệm Testing A/B quảng cáo
Trong quá trình tìm hiểu về marketing như chúng tôi thấy thì đây là một trong các hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing giúp bạn nhận biết phần nào hiệu quả , phần nào không đạt?
Bạn có thể làm 1 số thử nghiệm nho nhỏ bằng A/B testing như thay đổi concept truyền thông, hình ảnh, nội dung quảng cáo, thông điệp, đối tượng mục tiêu, màu sắc của CTA nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là bạn kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là bạn sẽ phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.
Chi phí cho việc tăng thêm khách hàng như cách một thường không nhỏ, trong khi đó chi phí cho việc A/B testing đôi khi lại không nhiều và những thay đổi có lúc dù nhỏ vẫn có thể mang đến những hiệu quả to lớn trong việc tạo ra nhiều conversion hơn.
Việc này có vẻ điên rồ nhưng mà tôi thích vậy.
Hãy thử nghiệm những điều mới mẻ
9. Đo lường và phân tích
Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác.
Bạn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là số lượng trang đã quảng cáo, emails đã được thông qua, CTA/links được truy cập, bài content được tải xuống và cả các tương tác, sự kiện diễn ra trên mạng xã hội và các kênh quảng cáo. Lượng traffic dẫn đến website.
Marketer theo dõi các số liệu mỗi ngày để đặt ra mục tiêu hiệu quả
Sau khi đã đo lường xong, bạn tiến hành phân tích “tại sao chúng ta không đạt được những mục tiêu đã đặt ra?”, “Tại sao chúng ta hoàn thành mục tiêu trọn vẹn?”, “Tại sao trang nào đó lại hoạt động tốt như vậy?”.
Đặt càng nhiều câu hỏi “tại sao” càng tốt. Hãy hỏi cho đến khi bạn tìm ra câu trả lời để tiếp tục duy trì điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu tốt hơn.
10. Sáng tạo
Yêu cầu hàng đầu với marketers là sự sáng tạo trong cách triển khai hoạt động Marketing nhưng bạn nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng một cách thiết thực.
Thế giới marketing muôn màu với hàng ngàn hình thức, xu hướng đa dạng. Thế nên cứ tự tin mà tạo ra nét riêng của mình thôi! Nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng thì hãy mô hình hóa cách làm Marketing của một chuyên gia nào đó mà bạn thích nhé! Bởi với mỗi nhân viên Marketing thì chúng ta phải cần có cho mình một người thầy, người chỉ dẫn để bạn trở nên thành công nhanh hơn với nghề.
Kết luận
Trong bài viết tổng hợp này, MarketingBlog đã giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề marketing thông qua khái niệm làm marketing là gì và 10 kỹ năng công việc Marketer nên biết. Bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin về cách làm marketing cũng như vai trò của hoạt động Marketing này. Hy vọng các bạn đã bỏ túi cho mình những kinh nghiệm làm việc hữu ích trong lĩnh vực marketing. Chúc bạn thành công với các dự định nghề nghiệp của mình nhé!
Nguồn: Tham khảo tổng hợp Gtv Seo & Google