Marketing Executive là gì? Là vị trí công việc tương đối phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị, truyền thông, quảng cáo mang lại thu nhập tốt và cung cấp nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Để biết được công việc của Marketing Executive làm gì hằng ngày và cụ thể là gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết “Hướng dẫn viết Job Description như thế nào trong tuyển dụng” dưới đây.
Vị trí tuyển dụng nghề Marketing Executive là gì?
Là chức danh cơ bản quan trọng nhất của bộ phận Marketing, vị trí này là cầu nối giữa 2 phòng Sales và Marketing. Là người thực hiện các kế hoạch do Giám đốc và Trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn.
Marketing executive là người quản lý nhân viên marketing trong một công ty, tổ chức. Ở nhiều doanh nghiệp, marketing executive làm việc dưới quyền của marketing manager, tuy nhiên, trong một số trường hợp của các công ty, người ta có thể không phân biệt rõ hai vị trí này. Chỉ biết rằng:
Đây là Người quản lý “kho vũ khí” với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty. Marketing Executive chịu trách nhiệm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đóng một vai trò tối quan trọng trong thành công của công ty và là vị trí không thể thiếu trên con đường chinh phục khách hàng cho doanh nghiệp.
Hướng dẫn viết Job Description (JD) tuyển dụng như thế nào cho đúng?
Viết Job Description (JD) cần đưa ra nội dung trách nhiệm công việc:
- Xây dựng chiến lược Marketing
- Thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ để thu hút sự chú ý của khách hàng
- Lên kế hoạch, triển khai hoạt động Marketing và giám sát thực thi chiến dịch quảng cáo để đạt mục tiêu KPIs.
- Đảm bảo chỉ tiêu cá nhân hàng Quý và Năm.
Viết Job Description (JD) cần đưa ra nhiệm vụ công việc chính cần làm:
Nhiệm vụ chính 1: Nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch
Vị trí Marketing Excecutive là người cận kề với quản lý phòng Marketing. Là người đầu tiên tham vấn và nhận kế hoạch final của trưởng phòng. Từ đó cần có kế hoạch và xây dựng chiến lược Marketing của mình và lead các đầu mối liên quan.
Người đưa ra các KPI, chỉ tiêu doanh số cho bạn trong mỗi giai đoạn hoạt động của phòng, doanh nghiệp, tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của chính doanh nghiệp cũng như thị trường chung.
Nhiệm vụ chính 2: Tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép
- Điều phối bộ phận liên quan & giám sát thực thi trong thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch.
- Phân tích các chỉ số quảng cáo của dự án và tư vấn, đề xuất các nội dung nhằm tối ưu hiệu quả cho sản phẩm/dịch vụ công ty.
- Dựa vào các chỉ số và KPIs của dự án, đề xuất phương án tối ưu, viết báo cáo định kỳ và gửi cho sếp.
- Kết hợp cùng nhân viên phận kỹ thuật quảng cáo, kiểm soát ngân sách dự án theo kế hoạch hành động (action plan) đã có sự xác nhận của ban lãnh đạo.
Nhiệm vụ chính 3: KPI cá nhân
- Hoàn thành mục tiêu Marketing
- Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email…
- Hỗ trợ khách hàng đánh giá hiệu quả của các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số và giám sát các hoạt động cạnh tranh và lên kế hoạch phản hồi phù hợp.
- Theo dõi diễn biến tình hình thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong ngành, tình hình hoạt động, chiến lược Marketing
- Chịu trách nhiệm hoàn thành mục tiêu kinh doanh và số lượng khách hàng cam kết với công ty.
- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình khảo sát khách hàng.
- Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả hoạt động marketing
Ngoài ra Marketing Executive còn là “cầu nối quan trọng” giữa doanh nghiệp với khách hàng. Họ sẽ phải giữ liên lạc, trao đổi, duy trì và thiết lập mạng lưới với các doanh nhân cũng như đối tác, suppliers khác để không ngừng giữ cho hệ thống của mình hoạt động mà còn cần phải mở rộng, phát triển hơn nữa trong tương lai.
KPI đánh giá nhân sự Marketing Executive
- Hoàn thành mục tiêu kinh doanh và số lượng khách hàng cam kết với công ty.
- Số lượng khách hàng trung bình trên một Account
- Thời gian phản hồi khách hàng trung bình
- Chỉ số hài lòng của khách hàng (Net Promoter Score - NPS)
- Số lượng và tỉ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm (returning customer)
Viết Job Description tuyển dụng phải đưa ra yêu cầu vị trí công việc
Nhà tuyển dụng khi viết JD càng đưa ra các nội dung sát với công việc của công ty thì càng nhanh chóng tuyển dụng được nhân sự chất lượng và giảm chi phí. Điều mà các Hr ngày nay ít chú ý đến thêm các thông tin về văn hóa doanh nghiệp, và đưa ra các nội dung về yếu tố con người phù hợp với doanh nghiệp của ứng viên.
1. Thái độ / tính cách
- Bạn là mẫu người tư duy chủ động, nhiệt huyết và lăn xả trong công việc.
- Bạn là mẫu người có năng lực vượt khó, không ngại khó.
- Bạn là người cầu thị, ham học hỏi, luôn thích tìm tòi những cái hay cái mới để phát triển bản thân và công việc.
- Bạn thuộc mẫu người của hành động, bạn tư duy, bạn nói và đi đôi với hành động.
- Bạn là mẫu người cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu trong công việc.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng lập kế hoạch: người làm Marketing là phải biết lên kế hoạch
- Kỹ năng viết bài: Người làm Marketing là người biết tạo ra nội dung chu ý và thu hút độc giả
- Kỹ năng sáng tạo: Người làm Marketing là người có đầu óc sáng tạo
- Kỹ năng tự nghiên cứu
- Kỹ năng phân tích tổng hợp, báo cáo, xử lý tình huống và ra quyết định.
- Quản lý thời gian và phân bổ công việc
- Sử dụng thành thạo kỹ năng văn phòng Words, Excel, Powerpoint.
- Kỹ năng làm slide đẹp, chuyên nghiệp.
- Tốt kỹ năng trình bày, tự tin trong giao tiếp, thuyết trình .
- Tốt kỹ năng làm việc, phối hợp công việc nhóm.
3. Kiến thức chuyên môn
- Kinh nghiệm làm Marketing Executive hoặc vị trí tương tự (ưu tiên làm việc trong lĩnh vực Marketing, Digital)
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc ngành liên quan
- Hiểu biết chuyên môn về các công cụ và cách thức của marketing và quảng cáo
- Biết sử dụng MS Office; ưu tiên ứng viên biết sử dụng phần mềm CRM
- Logic tốt và kiến thức về thống kê
Lựa chọn môi trường làm việc Marketing Executive
Vị trí công việc Fulltime tại văn phòng công ty, nhưng đa phần các hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau nên Bạn có thể sẽ có những chương trình Event ngoài trời, hay đi hợp tác với đối tác bên ngoài.
Bạn sẽ có những chuyến công tác để nghiên cứu thị trường (nếu sản phẩm của bạn được phân phối nhiều nơi), tham dự và tổ chức các hội nghị và sự kiện và rất nhiều các công việc hành xác khác.
Với một nền tảng kinh nghiệm vững chắc và cảm nhận về thị trường tốt, một Marketing Executive làm việc cho các công ty truyền thông, sự kiện, quảng cáo hay nghiên cứu thị trường có thể tiếp tục thành lập công ty của riêng mình.
Bằng nỗ lực quảng bá đi đôi với hiệu suất và bao gồm việc nhận thêm trách nhiệm quản lý những team lớn hơn và lớn hơn nữa. Marketing Executive có thể trở thành Marketing Manager và rất có thể sẽ đạt được vị trí Marketing Director.
Lời kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề Marketing Executive thông qua chia sẻ tổng quan về Nghề Marketing Executive là gì? Hướng dẫn viết Job Description (JD) tuyển dụng như thế nào?. Và đặc biệt là tôi đã giúp sinh viên ngành Marketing nếu đang mong muốn bước vào nghề này sẽ hiểu mình sẽ làm công việc gì và nên làm ở Agency hay Client.
Bạn có thể thấy để theo nghề Marketing Executive và con đường phát triển lên các chức vụ cao hơn trong nghề như Marketing Manager → Chief Marketing Officer thì cần phải đầu tư nghiên cứu nhiều về marketing để phát triển tầm nhìn và suy nghĩ chiến lược tiếp cận khách hàng gia tăng lợi nhuận doanh số cho công ty. Khi năng lực của bạn đã đủ để làm quản lý thì công ty chắc chắn sẽ cân nhắc, và bạn cũng có nhiều cơ hội phát triển cao trong sự nghiệp.
Chúc các Bạn đang có dự định theo nghề Marketing Executive thành công. Bạn có thể tham khảo thêm các tin tuyển dụng Marketing Executive tại MarketingWorks để tìm việc lương ngon từ các doanh nghiệp uy tín nhé.