Làm marketing nói chung và content nói riêng ra nước ngoài có khác biệt gì?
Việc triển khai Marketing trên thị trường quốc tế có rất nhiều điểm khác với Marketing nội địa. Để triển khai thuần thục và đem đến hiệu quả cao, ngoài việc rất hiểu bản chất của Marketing thì doanh nghiệp và marketers sẽ cần quan tâm các yếu tố khác biệt bên dưới.
KÊNH DIGITAL MARKETING
Với nhóm kênh Digital Marketing, có thể ở Việt Nam và trên thế giới Facebook và Google là 2 kênh phát triển nhất. Tuy nhiên, ở các quốc gia lại có kênh riêng dành cho khu vực của họ. Ở Nga, Yandex là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất. Quốc gia này và các nước trong Liên bang Nga cũ không dùng Facebook, nhưng lại thích dùng Instagram và phổ biến nhất là VK (Vkontakte) – Mạng xã hội cho những nước nói tiếng Nga được phát triển từ 2006.
Thông tin về các kênh đối trọng với Facebook và Google trên thế giới tại Nga:
Ở Trung Quốc, các kênh Digital Marketing thông thường hầu hết bị chặn và được sử dụng bởi các kênh bản địa như Weibo, Baidu, Wechat. Tại Mỹ, nhu cầu triển khai Marketing trên kênh Twitter rất lớn. Tại Hàn Quốc và Nhật thì có Line, Naver, Kakao Talk.
Ở Việt Nam, công cụ chat phổ biến nhất không phải Whatsapp, Viber hay Telegram, mà chính là Zalo. Facebook vẫn là mạng xã hội lớn và thịnh hành nhất, dù gần đây có Tiktok đang phát triển nhanh. Kênh tìm kiếm lớn vẫn là Google, theo sau là Cốc Cốc.
Các nhóm kênh này cách vận hành này hầu hết là giống nhau. Tuy nhiên các kênh đều được tối ưu thuật toán riêng cho hành vi, văn hóa và đặc điểm của thị trường.
KÊNH MARKETING TRUYỀN THỐNG CHO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Với nhóm kênh truyền thống, các kênh hội chợ, PR, Webinar, các hoạt động trong hiệp hội, tổ chức thương mại, hay việc lấy giải thưởng hoặc chứng chỉ lại là hoạt động chủ yếu của Marketing quốc tế. Vì khoảng cách lớn về địa lý, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu 70% tiếp cận qua kênh online nếu có năng lực Digital Marketing tốt, 30% sẽ dành nguồn lực cho kênh Offline cho hoạt động Marketing. Thông thường, Marketing sẽ phối hợp với vị trí Sale Represetative (dễ hiểu như Sale đại diện) tại quốc gia mục tiêu để tăng hiệu quả trong việc khai thác thị trường.
NGÔN NGỮ CHO THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU:
Mở rộng ngôn ngữ tiếp cận chính là mở rộng thị trường mới. Dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính và phổ biến nhất trong kinh doanh, doanh nghiệp vẫn nên nghiên cứu ngôn ngữ chính được sử dụng bởi đa số khách hàng ở mỗi thị trường. Nghiên cứu cho thấy hơn 70% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ hơn khi sản phẩm được bán bằng ngôn ngữ của họ.
Theo Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng, tiếng anh chỉ có 1,286 tỉ người nói trên hơn 7 tỉ người. Như vậy, phạm vi của tiếng anh không quá lớn như chúng ta tưởng tượng
Để lấy ví dụ dễ hình dung, dù người Pháp có thể sử dụng tiếng anh, nhưng bạn ít có khả năng xin việc nếu không biết tiếng Pháp. Yếu tố ngôn ngữ local rất mạnh là chuyện rất bình thường. Để dễ hình dung thì như ở Việt Nam, không phải công ty nào cũng có khả năng tuyển người
Bằng cách nghiên cứu sâu bằng cả phương pháp sơ cấp và thứ cấp, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm ra những điều thú vị về ngôn ngữ được sử dụng tại từng quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ Latinh, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi, nhưng một số nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Brazil – thị trường lớn nhất trong khu vực – trong khi tiếng Pháp, tiếng Hà Lan và các ngôn ngữ bản địa cũng được sử dụng ở các nước Mỹ Latinh khác. Kỹ năng ngôn ngữ cũng có sự khác nhau giữa các khách hàng ở độ tuổi khác nhau. Ví dụ, ở châu Âu, thế hệ trẻ có xu hướng nói tiếng Anh nhiều hơn những người lớn tuổi. Bởi vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu vấn đề này để thành công mang sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.
Content mảng nước ngoài rất đáng để thử thách, và bên mình luôn mở cơ hội tới các bạn content muốn thử thách mảng này.
Để đọc thêm các bài viết từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Marketing, các bạn có thể tham khảo thêm trong mục Blog - Góc nhìn chuyên gia.
Bài viết của anh Nguyễn Cường Bách - CEO & Maketing Director tại Asia Lion