Vị trí nhân viên kinh doanh hay nghề Sales ngày càng được nhiều bạn trẻ ưa thích nhờ mang lại nhiều kinh nghiệm thực tế và mức thu nhập hấp dẫn. Vậy để trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc ta cần đảm bảo những yếu tố như thế nào, hãy cùng MarketingWorks tìm hiểu dưới đây.
1. Đam mê và kiên trì
Đam mê là cần thiết khi bắt đầu bất cứ một vị trí nào, niềm đam mê sẽ là động lực để vượt qua mọi khó khăn và theo đuổi đến cùng. Đam mê và sự kiên trì giúp bạn từng bước chinh phục những độ khó khác nhau trong ngành kinh doanh. Nhất là khi vị trí này không hề đơn giản. Có khá nhiều người đã từ bỏ mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh khi chỉ trải nghiệm được vài tháng.
Đam mê là động lực để vượt qua khó khăn trong ngành kinh doanh
Làm nhân viên kinh doanh nghĩa là bạn phải làm quen với thất bại, học hỏi không ngừng để theo kịp thị trường. Chính vì thế nếu không có động lực đủ lớn rất khó để một người có thể làm việc lâu tại vị trí này. Giống như câu nói được nhiều người làm kinh doanh ưa thích, “Khi gặp khó khăn hãy luôn nhớ đến lý do mà bạn bắt đầu”. Niềm đam mê kinh doanh, vượt qua những cột mốc là yếu tố làm nên rất nhiều những nhà kinh doanh thành công.
2. Tinh thần trách nhiệm cao
Một nhân viên bán hàng giỏi là người luôn có tinh thần trách nhiệm cao và không đùn đẩy công việc cho người khác. Nếu như có vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc, họ sẽ tự thấy mình có trách nhiệm phải tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết thay vì đổ lỗi hoặc buộc tội đồng nghiệp.
Tất cả nhân viên bán hàng xuất sắc đều là người có trách nhiệm với công ty, đồng nghiệp và khách hàng. Điều này có nghĩa là họ không chỉ quan tâm đến vấn đề chốt đơn và hưởng hoa hồng mà còn quan tâm tới những lợi ích đối với khách hàng và ảnh hưởng đối với công ty, đồng nghiệp.
3. Nắm bắt tâm lý khách hàng
Khách hàng chính là đối tượng mà bất cứ nhân viên kinh doanh nào cũng muốn hướng tới, làm thế nào để thuyết phục khách hàng, có được sự tin tưởng. Việc nắm bắt tâm lý khách hàng đóng vai trò quyết định, nhân viên bán hàng giỏi cần hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, tính cách của khách hàng ra sao. Việc khéo léo trò chuyện để tạo cảm giác thân thiết, tư vấn dựa trên nhu cầu thực tế sẽ giúp gây được thiện cảm với người mua.
Luôn hiểu khách hàng để kinh doanh thành công
Biết nắm bắt tâm lý khách hàng, người bán hàng cũng sẽ xây được hình ảnh tốt cho đơn vị, tăng cơ hội người mua quay trở lại trong những lần sau. Khả năng có thể hiểu được tâm lý khách hàng này cần được trau dồi thông qua học hỏi và trải nghiệm thực tế để ngày một thành thạo hơn.
4. Sự cảm thông
Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, bạn phải rèn luyện sự cảm thông đối với khách hàng, luôn luôn cố gắng tìm hiểu các mối quan tâm của họ và tìm kiếm giải pháp phù hợp để giúp họ xử lý vấn đề. Nhân viên bán hàng cũng cần phải có khả năng thiết lập các mối quan hệ dựa trên sự cảm thông và tạo ra triển vọng bán hàng từ những mối quan hệ này. Khách hàng sẽ không quan tâm việc bạn nghĩ gì về những khó khăn họ cho đến khi bạn thể hiện sự quan tâm và cảm thông với những vấn đề đó.
5. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực cũng là một phẩm chất cần có của sales, đặc biệt là khi phải đối mặt với thất bại. Nếu không có suy nghĩ làm việc tích cực, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn hoặc cảm thấy vô dụng khi mọi việc diễn ra không như ý muốn và có thể dẫn đến tình trạng ế hàng.
Do đó, khả năng tự tạo động lực cho bản thân, đứng dậy ngay ở chỗ mình gục ngã và quyết tâm làm lại từ đầu là vô cùng cần thiết. Bạn không được phép để cho một hợp đồng bán hàng thất bại ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình làm việc. Mọi chuyện tốt đẹp vẫn còn đang chờ đợi bạn ở phía trước.
6. Kỹ năng giao tiếp tốt
Nhân viên bán hàng cần phải cân bằng được giữa tài ăn nói và khả năng lắng nghe. Trên thực tế, những người có duyên bán hàng đều là những người có kỹ năng lắng nghe tốt. Điều quan trọng là họ biết cách đặt ra các câu hỏi mở để khách hàng có thể chia sẻ những mối quan tâm, thách thức mà họ gặp phải hay mục tiêu của họ trong cuộc sống. Khi đó, thay vì nói về tính năng của sản phẩm, nhân viên bán hàng giỏi thường sẽ tập trung vào việc ý nghĩa của sản phẩm đối với cuộc sống của khách hàng.
7. Không ngừng cập nhật và học hỏi
Thị trường thay đổi từng ngày đồng nghĩa với việc nhân viên kinh doanh cần học hỏi liên tục qua thời gian để có thể bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh đó, để trở thành một nhân viên kinh doanh tốt, bạn cần biết đối thủ của mình là ai, những công nghệ mới trong lĩnh vực hàng hóa dịch vụ của mình là gì. Luôn là người đi đầu cập nhật thông tin mới để biết cách phân tích ưu nhược các sản phẩm của mình và có cách tư vấn phù hợp.
Cập nhật xu hướng và liên tục trau dồi
Nghề kinh doanh đòi hỏi nhiều nỗ lực và công sức như vậy nên các nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh luôn xem xét từng ứng viên một cách kỹ lưỡng. Hãy trang bị cho mình đủ kiến thức và kỹ năng để có thể theo đuổi vị trí này và gặt hái thành công.